Bệnh gút là bệnh mạn tính, nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như: tổn thương xương khớp dẫn đến tàn phế, suy giảm chức năng thận… Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh gút trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang tăng lên đáng kể. Những con số biết nói trên như một lời cảnh báo chúng ta cần phải có hướng phòng và điều trị bệnh thích hợp để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Những con số báo động về bệnh gút ở nước ta
Bệnh gút thường gặp ở các nước phát triển và đang phát triển, chiếm khoảng 0,02 – 0,2 % dân số thế giới và trong những đối tượng mắc bệnh thì có đến hơn 95% nam giới độ tuổi trung niên. Ở nước ta, theo thống kê tại Khoa cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai trong vòng 20 năm thì tốc độ gia tăng của bệnh gút đáng báo động: từ 1,5% (1978 – 1989) đến 10,6% (1996 – 2000). Theo khảo sát của Viện Gút, từ tháng 7/2007 - 7/2012, cả nước có hơn 22.000 người mắc bệnh gút, trong đó số người mắc bệnh tại TP.HCM là nhiều nhất, lên tới 8.246 người (chiếm hơn 1/3 tổng số cả nước).
Bệnh gút là bệnh mạn tính, nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng như: tổn thương xương khớp dẫn đến tàn phế, tổn thương thận… Những con số biết nói trên như một lời cảnh báo chúng ta cần phải có hướng phòng và điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Điều trị bệnh gút như thế nào?
Một số loại thuốc như: Colchicine, nhóm NSAIDs, corticosteroid, allopurinol …thường được các chuyên gia sử dụng để giảm các triệu chứng bệnh gút. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ từ nhẹ tới nguy hiểm như: nôn ói, tiêu chảy, táo bón, phát ban, chóng mặt, nhức đầu, phù nề, khó thở, suy gan, thận... Chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời nên:
- 1. Có chế độ ăn uống hợp lý:
Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản… có thể dẫn đến bệnh gút và các vấn đề sức khỏe khác. Vậy nên, người bệnh gút cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình, và đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để mang lại kết quả cao trong điều trị.
Nghiên cứu khác cho thấy bệnh gút cũng xảy ra rất phổ biến ở những người tiêu thụ đường quá nhiều, đặc biệt là đường fructose (HFCS0). Biến thể gen SLC2A9 trong cơ thể con người giúp lọc và đào thải những chất độc như axit uric trong máu ra ngoài, hỗ trợ cho quá trình bài tiết ở thận. Khi những biến thể gen này tương tác với đường, thay vì đào thải axit uric ra ngoài thì chúng sẽ đẩy nó đi ngược vào trong máu và gây tăng axit uric máu – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút. Một người tiêu thụ trung bình 300ml thức uống có đường mỗi ngày thì tỷ lệ mắc bệnh gút sẽ tăng 13% so với người bình thường.
Người bệnh gút nên hạn chế ăn những loại ngũ cốc vì khi đưa vào cơ thể nó sẽ được chuyển hoá thành các loại đường, và dĩ nhiên điều này là không tốt cho sức khỏe của người bệnh gút.
Một vấn đề quan trọng nữa là những người bệnh gút nên hạn chế rượu bia một cách tuyệt đối. Bởi vì rượu bia là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút. Trong bia rất giàu purin nên sẽ làm tăng axit uric trong máu. Khác với bia, rượu không chứa nhiều purin nhưng chất cồn trong rượu lại làm suy giảm chức năng của gan và thận, gây mất cân bằng chuyển hóa axit uric trong cơ thể, làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại các cơ quan gây nên cơn gút cấp.
Thay vào đó người bệnh nên lựa chọn cho mình những loại rau xanh và trái cây tươi. Ví dụ như: quả anh đào rất giàu anthocyanins và bioflavonoids giúp hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp giảm đau nhức và sưng khớp do gút. Các loại quả mọng chứa nhiều hợp chất chống nhiễm khuẩn tốt cho người bị viêm khớp, nhất là dâu tây. Chúng chứa vitamin C, vitamin B... có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau mạnh...
Hạ Vy