Tăng axit uric máu  là nguyên nhân gây ra bệnh gút và hàng chục bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy chúng ta cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình để không mắc phải những căn bệnh này.

Tăng axit uric máu gây tác hại gì?

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân gây ra tăng axit uric máu là do trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày không khoa học dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quá trình hấp thu và đào thải lượng axit uric qua hệ bài tiết. Sự mất cân bằng này  sẽ gây ra hậu quả của nhiều bệnh mà điển hình nhất là bệnh gút hay còn gọi là bệnh thống phong. Bệnh gút sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta bởi những cơn đau kinh hoàng, nóng, sưng chân mà nó mang lại kèm theo những khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Đối với cơ thể của một người bình thường, sự chuyển hóa các chất chứa nhân purin tạo ra lượng axit uric trong máu được hằng định trong khoảng 180- 420 µmol/l ở nam và 150-360 µmol/l ở nữ, khi chỉ số axit uric vượt qua khỏi giới hạn này thì được gọi là tăng axit uric máu. Đối với một người bệnh gút thì chắc chắn sẽ có nồng độ axit uric trong máu cao, nhưng có axit uric máu cao thì  chưa chắc bệnh gút. Bởi vì việc chuẩn đoán bệnh gút còn dựa vào nhiều yếu tố khác liên quan, trong khi đó việc tăng axit uric còn liên quan đến một số bệnh khác như tăng huyết áp, béo phì, tăng mỡ máu, bệnh sỏi thận, thiếu máu tan máu, tiểu đường, bệnh bạch cầu, tim mạch… 

Phòng ngừa tăng axit uric máu hiệu quả.

Việc phòng ngừa axit uric cao chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống, trong đó cần quan tâm nhất là những thực phẩm giàu purin. Đặc biệt là những người đã có tiền sử bị tăng axit uric cần nguyên tắc trong chế độ ăn uống của mình, vì những loại thực phẩm này gây bất lợi cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng ta không nên uống rượu bia, không nên nhịn tiểu, nên uống nhiều nước…

Mỗi người chúng ta nên tập cho mình một thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học cùng với chế độ luyện tập thể dục thể thao vì mỗi chúng ta ai cũng có khả năng ẩn chứa những nguy cơ tìm ẩn của các bệnh này.

Hồng Nhung.