Vào tháng 11 năm 2010, một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị khoa học thường niên American College of Rheumatology đã đưa ra kết luận rằng những người tăng acid uric máu sẽ có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Mối liên hệ giữa tăng acid uric máu và bệnh tăng huyết áp

Tăng acid uric máu trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút – đây là một bệnh viêm khớp đã được biết đến từ rất lâu đời. Trong thực tế những người tăng acid uric máu có thể bị huyết áp cao, tuy nhiên, vẫn chưa biết chính xác là 2 vấn đề này xảy ra cùng nhau hay một vấn đề xảy ra trước rồi phát sinh ra cái còn lại. Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đặt ra giả thuyết, liệu rằng tăng acid uric quá mức có làm tăng nguy cơ tăng huyết áp hay không? Để làm rõ điều này, họ đã tìm kiếm các cơ sở dữ liệu điện tử lớn có liên quan đến tăng acid uric máu, tăng huyết áp cũng như các nghiên cứu đánh giá tác động của acid uric máu đến tăng huyết áp.

Các nhà khoa học tiến hành phân tích 18 nghiên cứu, mỗi nghiên cứu có ít nhất 100 người tham gia ở tất cả các lứa tuổi trong vòng 1 năm và những người này không có huyết áp cao lúc bắt đầu tham gia nghiên cứu.

Theo bác sĩ Peter Grayson, Thuộc trung tâm y khoa Boston, hầu hết các nghiên cứu được xem xét đã rà soát các yếu tố có khả năng phát triển bệnh tăng huyết áp như tuổi tác, tiền sử gia đình, trọng lượng và sử dụng thuốc lá. Bằng cách này, bác sĩ Grayson và nhóm nghiên cứu của ông đã có thể xác định rằng nếu như acid uric tăng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thì đây là một mối quan hệ độc lập.

Kết quả cho thấy trong số 18 nghiên cứu được phân tích, có 55.607 người tham gia, trong đó có 13.025 người bị tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người tham gia có tăng acid uric máu thì có hơn 40% nguy cơ phát triển tăng huyết áp so với người bình thường. Đặc biệt là phụ nữ, ở những người trẻ tuổi và những người da đen có nồng độ acid uric cao là những đối tượng có nguy cơ cao phát triển bệnh tăng huyết áp.

Bác sĩ Grayson cũng cho biết thêm, các kết quả của nghiên cứu này cho rằng những người có nồng độ acid uric cao có nguy cơ phát triển tăng huyết áp, nhưng điều này không có nghĩa là acid uric trực tiếp làm tăng huyết áp. Và các loại thuốc làm giảm nồng độ acid uric máu có thể có tiềm năng hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp. Do đó, đây được xem là một tiền đề hữu ích để các nhà khoa học và y bác sĩ nghiên cứu sâu rộng hơn về các vấn đề này.

Làm sao để vừa giúp đào thải acid uric dư thừa vừa ổn định huyết áp hiệu quả?

Bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7mg/dl. Được coi là tăng khi lượng acid uric trong máu cao hơn giới hạn bình thường. Với chứng tăng acid uric máu không có triệu chứng, các trường hợp tăng acid uric máu ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl), người bệnh cần được hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể không tạo ra thêm acid uric. Điều trị hội chứng tăng acid uric máu cũng là góp phần kiểm soát tình trạng tăng huyết áp ở những bệnh nhân này. Cụ thể Với các đối tượng bị tăng acid uric máu và có nguy cơ tăng huyết áp, các y bác sĩ luôn dành các lời khuyên các bệnh nhân cụ thể là phải hạn chế ăn đạm động vật như thịt bò, hải sản, nội tạng động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia, tăng cường uống nước và rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe xương khớp.