Cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng này ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 – 2% nhưng hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên rất nhiều. Có khoảng 10% người bị mắc bệnh gút  trong số những người bị tăng axit uric máu, ngoài ra số còn lại mắc các bệnh liên quan như tim mạch, tăng lipid máu, chủ yếu thường gặp ở người cao tuổi.

Axit uric máu khi tăng cao gây tác hại gì?

Ở cơ thể người bình thường, sự chuyển hóa các chất có nhân purin tạo ra một lượng axit uric có tính chất hằng định ở trong máu (nam giới từ 180 – 420mmol/l, nữ giới từ 150 – 360mmol/l). Khi chỉ số axit  máu tăng cao hơn bình thường được gọi là tăng axit uric máu. Như vậy, hội chứng này là do rối loạn chuyển hóa gây ra. Đứng hàng đầu trong hội chứng này là người đã và đang mắc bệnh gút. Khi bị bệnh gút thì chắc chắn có nồng độ axit  trong máu tăng. Tuy vậy, khi xét nghiệm thấy axit uric máu tăng thì chưa chắc là mắc bệnh gút (tất nhiên ngoài bệnh gút còn có các triệu chứng khác, rất điển hình). Một số bệnh liên quan đến tăng axit máu như bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư, một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu. Theo một nghiên cứu tại Hà Lan, những bệnh nhân bị gút ở tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (43%), tăng cholesterol máu (5%) và đái tháo đường (>50%). Vì thế, các chuyên gia về xương khớp có một nhìn nhận mới: bệnh gút là dấu hiệu sớm của các bệnh về tim, mạch.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của axit uric đối với cơ thể chúng ta

1.     Kích thích lên não bộ

Vào khoảng giữa những năm 50, các nhà nghiên cứu đưa ra những kết luận về axit uric có một cấu trúc tương tự với caféine, do đó nó cũng góp phần vào làm khích động trí tưởng tượng của con người. Suốt trong những năm 60 và 70, nhiều bài báo, báo cáo rằng những người có tăng axit uric máu (hyperuricémie) là thông minh hơn và nhìn toàn bộ có hiệu quả. Vì vậy, axit này cũng được xem như là một chất phần nào có tác dụng kích thích lên não bộ.

2.     Chống oxy hóa

Axit uric cũng đã gợi sự tò mò do những tính chất chống oxy hóa của nó. Từ những công trình nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng, những người có một nồng độ axit thấp, có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và cả bệnh xơ cứng rải rác (sclérose en plaques) được giảm. Những dữ kiện mới đây đã chỉ cho thấy rằng hiệu quả này là do axit uric làm chậm sự vượt qua hàng rào huyết-não (barrière hémato-encéphalique), hơn là do một tác dụng thật sự chống oxy hóa (action antioxydante). Chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy tác dụng thuận lợi này của axit này lên não bộ, những hướng nghiên cứu vẫn được tiếp tục theo đuổi.

Như vậy, axit uric trong máu có vài trò quan trọng đối với cơ thể. Khi mất cân bằng trong chuyển hóa chúng như: ăn quá nhiều thức ăn giàu purin, giảm thải trừ lượng axit qua thận hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân trên, khi đó mới dẫn đến nhiều các bệnh lý về chuyển hóa.

 Bông tuyết