Ai cũng biết yếu tố khởi phát bệnh gút thường xảy ra trong một số hoàn cảnh thuận lợi như: Sau bữa ăn nhiều rượu thịt, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau lao động nặng, đi lại nhiều, mang giày quá chật hay dùng một số loại thuốc,… Nhưng bạn có biết, khi bị stress, cơn đau gút cũng sẽ dữ dội không kém?.

Tại sao stress lại khiến bệnh gút ngày càng nặng?

Stress là yếu tố khởi phát bệnh gút không được nhiều người quan tâm, mặc dù  người bệnh rất dễ stress khi bị các cơn gút cấp tấn công.

Nguyên nhân khiến cho stress làm tăng khả năng tái phát cũng như mức độ đau đối với người bệnh gút là vì stress làm thiếu hụt vitamin B5 hay axit pantothenic, đây là một trong những chất có vai trò loại bỏ axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể.

Ngoài ra, khi người bệnh gút bị stress, cơ thể họ sẽ giải phóng ra hormone cortisol để điều hòa năng lượng, cân bằng muối – nước, chuyển hóa protein trong cơ thể. Việc giải phóng quá nhiều hormone này sẽ gây ra nhiều bất lợi như: Làm yếu cơ, tăng huyết áp, tăng lượng mỡ dự trữ và nó làm giảm khả năng giải quyết những vấn đề về sức khỏe, điển hình như cơn đau gút.

Hiện tại, mối quan hệ giữa bệnh gút và stress chưa được khẳng định bằng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nhiều cuộc khảo sát đã chứng minh mối liên hệ rõ ràng giữa stress và sự phát triển của viêm khớp. Bệnh nhân viêm khớp đã được yêu cầu kết nối với một sự cố căng thẳng trong cuộc sống. Họ được kê toa một corticosteroid, prednisone, có liên quan chặt chẽ với cortisol, như là một phần của kế hoạch điều trị. Kết quả là, bệnh nhân thấy cơn đau khớp nặng hơn, dữ dội khi họ gặp stress trong cuộc sống.

Gút cũng là một dạng viêm khớp nên không có gì ngạc nhiên khi bệnh nhân tái phát hoặc gia tăng cơn đau vào những lúc họ thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Làm thế nào để hạn chế stress, ngăn ngừa nguy cơ bị gút tấn công?

Tập thể dục với cường độ cao trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ cortisol, gây ra căng thẳng quá mức, nhưng nếu tập luyện ở cường độ thấp, nhẹ nhàng như: Thiền, yoga,… sẽ là cách hữu hiệu giúp bạn thư giãn, giảm mệt mỏi.

Khi cảm thấy cơ thể bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, bạn nên cân bằng lại cuộc sống bằng cách suy nghĩ tích cực, tìm đến những cách giải trí như nghe nhạc, xem phim, đi du lịch,…

Bạn cũng có thể dùng bổ sung vitamin B bởi nó hiệu quả trong việc điều chỉnh stress và giữ mức cortisol trong giới hạn cho phép. Các loại vitamin khác cũng có thể giúp bạn giảm mức cortisol là magiê và vitamin C. Bạn cũng đừng quên axit béo omega 3 như dầu cá và thảo mộc vì chúng có thể làm giảm cortisol, từ đó giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi.

Minh Quân