Chế độ dinh dưỡng của người bệnh gút cần giảm các đồ uống có tính toan, như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ lắng đọng acid uric ở khớp, gây tình trạng viêm khớp cấp tính và tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
Việc uống nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Người bệnh gút nên dùng 1 hộp sữa chua/ngày là thích hợp. Lượng dùng vừa phải này giúp hỗ trợ rất tốt dinh dưỡng cho người bệnh gút mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng lắng đọng acid uric, do sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa chua kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hóa một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acid amin.
Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt. Đường lactose được chuyển hóa thành acid lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hóa chất gây hại, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định.
Quả anh đào (cherries), loại quả chua chứa hàm lượng vitamin C cao (12%). Theo kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học thuộc Trường đại học British Columbia ở Vancouver, Canada vừa công bố, vitamin C rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng acid uric máu Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa ký sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Tuy nhiên giá loại quả này tương đối cao, vì vậy cũng có thể sử dụng quả sơri VN.