Cơn gút cấp tính là một trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh gút - một bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng natri urat trong khớp, thận và tổ chức dưới da, gây đau. Cơn gút cấp tính lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi 35-55, hay gặp ở nam giới. Nó đến đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, đa số là khớp bàn - ngón chân cái. Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và tăng dần, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi mọi tư thế đều không dịu đi.

Cơn gút cấp thường xuất hiện bất chợt mà không báo trước, các cơn đau diễn ra dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Bình thường, cơn gút thường khởi phát đột ngột vào ban đêm, và hay gặp lần đầu ở khớp ngón chân cái, sau đó lan ra các khớp khác như khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay. Triệu chứng đau, sưng có thể hết nhưng sau một thời gian, các đợt viêm xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và xảy ra ở nhiều khớp khác nhau. Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh gút có thể để lại những hậu quả nặng nề như tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân bị tàn phế…Cơn gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật), nhiễm khuẩn... cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện.

 Cơn đau kéo dài nhiều ngày, thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu của viêm giảm dần. Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, nước tiểu ít và đỏ. Cơn gút cấp tính dễ tái phát, thông thường 1-2 cơn mỗi năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể tới trên 10 năm mới tái phát. ĐỂ hạn chế các cơn gút cấp tái phát bệnh nhân gút cần làm:

- Chế độ ăn rất quan trọng; trong mọi bữa đều không nên ăn quá mức. Với những người đã tăng axit uric (trên 70 mg/l), cần tránh những bữa ăn có quá nhiều purin, người béo phải dùng chế độ giảm calo.
- Không uống rượu, uống nhiều nước (2-4 lít/ngày), nhất là loại nước có nhiều bicarbonat như nước khoáng.
- Nên ăn nhiều hoa quả và rau, uống các loại nước khoáng thiên nhiên cứa bicarbonat.
- Tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.
- Giảm béo nếu bị thừa cân béo phì, nên duy trì cân nặng ở một mức độ ổn định, tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy rất dễ bị tăng acid uric máu.
- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật, các thực phẩm chứa nhiều purin động vật như nội tạng đọng vật, cá trồng, cá trích, cá thu … các loại thịt, gia cầm chứa ít purin hơn.
- Nên uống nhiều nước, chất lỏng. Đầy đủ nước trong cơ thể có thể làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu của bạn.
Bông tuyết