Gout là tình trạng viêm khớp gây đau đớn khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khi cơn đau gout tấn công, việc sử dụng thuốc điều trị để giảm triệu chứng là điều cần thiết. Vậy bạn đã biết đâu là thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay hay chưa? Tìm hiểu ngay!
Các nguyên tắc chung trong điều trị bệnh gout
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp cực kỳ đau đớn, thường gây đau một khớp duy nhất nhưng đôi khi liên quan đến hai hoặc nhiều khớp. Mục tiêu trị liệu trong đợt bùng phát bệnh gout là chấm dứt nhanh chóng cơn đau. Các triệu chứng thường được cải thiện đáng kể trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.Mục tiêu điều trị lâu dài của bệnh gout là:
- Giảm đau, chống viêm.
- Ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gout trong tương lai và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi (những u cục mọc dưới da thường hình thành ở giai đoạn gout mạn tính).
- Ngăn ngừa tổn thương thận.
Các phương pháp điều trị cũng như thuốc được kê đơn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: Tuổi tác, loại thuốc mà họ đang dùng, chức năng thận, sức khỏe tổng thể và các bệnh lý đi kèm khác.
Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gout bao gồm những thuốc điều trị cơn gout và thuốc ngăn ngừa các cơn gout trong tương lai bằng cách hạ thấp axit uric.
Những loại thuốc trị gout tốt nhất hiện nay
Thuốc chống viêm sẽ làm giảm đau và sưng của các cuộc tấn công. Chúng thường được tiếp tục sử dụng cho đến khi đau gout không còn. Dưới đây là một số loại thuốc trị gout tốt nhất nhất hiện nay.
Colchicine
Colchicine là thuốc chống viêm được kê đơn cho cơn đau cấp tính hoặc khi bắt đầu dùng thuốc hạ acid uric. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự bùng phát bệnh gout. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Bạn không nên dùng colchicine nếu đang bị bệnh gan hoặc thận. Colchicine là loại thuốc tây chữa bệnh gút thường được sử dụng nhất hiện nay.
Corticosteroid
Corticosteroids là thuốc chống viêm mạnh thường được kê toa để kiểm soát cơn đau cấp tính. Corticosteroids giúp giảm viêm nhanh chóng, nó có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp bị viêm. Corticosteroids có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu sử dụng liều cao hoặc trong một thời gian dài. Tiêm khớp thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương dây chằng và sụn. Đây cũng là một trong những loại thuốc tây chữa bệnh gút thường được sử dụng hiện nay.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID là một loại thuốc giảm đau gout cấp tính khá phổ biến. Nó có thể giúp giảm sưng viêm nhanh chóng và rút ngắn cơn đau, đặc biệt nếu dùng trong 24 giờ đầu tiên. Thuốc có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, suy thận và các vấn đề về tim mạch. Thuốc chống viêm không steroid thường có trong đơn thuốc điều trị gout cấp hiện nay.
Glucocorticoid đường uống
Glucocorticoid đường uống được chỉ định cho nhiều người bị bệnh gout, đặc biệt là những người không phù hợp với hình thức tiêm glucocorticoid nội khớp và những người có chống chỉ định sử dụng NSAID. Liều ban đầu là 30 - 40 mg prednisone hoặc prednisolone mỗi ngày.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng glucocorticoid ngắn hạn, trung bình đến liều cao bao gồm: Thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết, tăng huyết áp, phù nề. Bệnh nhân nên tránh sử dụng glucocorticoid thường xuyên và lặp đi lặp lại để hạn chế tác dụng phụ.
Glucocorticoid đường tiêm tĩnh mạch
Ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc bằng đường uống và không phải là ứng cử viên để tiêm glucocorticoid nội nhãn, sẽ được đề nghị điều trị bằng glucocorticoid tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sự lựa chọn glucocorticoid và đường dùng phụ thuộc vào bối cảnh lâm sàng như:
- Ở những bệnh nhân nhập viện, việc tiếp cận tiêm tĩnh mạch dễ dàng và không có chống chỉ định với glucocorticoid, sẽ được chỉ định sử dụng glucocorticoid tiêm tĩnh mạch.
- Glucocorticoid tiêm bắp cũng đã được báo cáo là có hiệu quả trong điều trị cơn đau bệnh gout. Glucocorticoid tiêm bắp thường với liều ban đầu là triamcinolone acetate (40 - 60 mg) có thể cần phải lặp lại 1 hoặc 2 lần (ít nhất là một lần 48 giờ).
Ngoài các loại thuốc kể trên, trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể sử dụng tới một số loại thuốc giảm đau với tác dụng nhanh như: Efferalgan, Paracetamol, Efferalgan- codein... Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc mà bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.
Những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh gout
Các loại thuốc điều trị bệnh gout trên có thể mang tới hiệu quả giảm đau nhanh, giúp người mắc bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng của thuốc điều trị bệnh gout có thể bao gồm: Nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, đau cơ… Trong nhiều trường hợp, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Sốt, đau họng và nhức đầu với nổi mẩn đỏ, bong tróc, phát ban da đỏ.
- Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, sụt cân, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da.
- Đau hoặc chảy máu khi đi tiểu.
- Đau khớp hoặc triệu chứng cúm.
- Dễ bầm tím, chảy máu bất thường.
- Đau dữ dội, tê, đau hoặc yếu cơ.
Hãy tới các cơ sở y tế hoặc nói ngay với bác sĩ điều trị nếu như bạn gặp phải những triệu chứng trên khi sử dụng thuốc chữa bệnh gout.
Cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam
Sử dụng thuốc thây chữa bệnh gút có thể gây tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng trong thời gian dài. Đây là lý do nhiều người đang tìm đến cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam. Dưới đây là một số cây thuốc nam giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả mà bạn có thể sử dụng:
- Ba kích: Theo y học cổ truyền, ba kích có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, nhờ đó giúp đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chứa nhiều thành phần tốt cho hệ xương khớp, giảm triệu chứng sưng, đau nhức khớp khi cơn gút cấp xuất hiện một cách an toàn, hiệu quả. Bạn có thể dùng củ ba kích sắc cùng 600ml tới khi còn 200ml. Chia nước thuốc làm 3 phần và uống hết trong ngày.
- Cây thổ phục linh: Từ xa xưa, các thầy thuốc đông y đã sử dụng thổ phục linh để chữa một số bệnh thường gặp như: Rôm sảy, viêm da cơ địa, đau bụng kinh, mụn nhọt, nước ăn chân,… Đặc biệt, thổ phục linh còn được biết đến với công dụng chữa bệnh gút rất hữu hiệu. Để sử dụng thổ phục linh cải thiện bệnh gút, bạn có thể áp dụng theo cách sau: Bạn lấy 50g quả thổ phục linh rửa sạch rồi đem hầm cùng thịt lợn trong khoảng 30 - 45 phút. Chia món thịt lợn hầm thổ phục linh thành 2 – 3 phần và ăn trong ngày.
- Cây nhọ nồi: Nhọ nồi (cỏ mực) là một loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Trong cây nhọ nồi chứa Flavonoid – nhóm hoạt chất được chứng minh hiệu quả trong việc chống viêm, giảm sưng tấy, thường được dùng để giảm cơn đau gút cấp. Để điều trị bệnh gút, bạn có thể dùng nhọ nồi khô sắc với 6 bát nước, đun nhỏ lửa tới khi nước thuốc cạn còn 3 bát. Chia thuốc uống làm 3 phần và uống trong ngày.
- Cây trạch tả: Theo đông y, trạch tả là một vị thuốc quý được dùng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Để giảm axit uric, cải thiện bệnh gút, bạn lấy khoảng 10g trạch tả, loại bỏ sạch các tạp chất, rửa sạch rồi phơi khô. Sau khi phơi khô rồi thì cho vào nước đun sôi hãm trong khoảng 5 phút. Uống nước cây trạch tả đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy bệnh gút ít tái phát hơn.
Hoàng Anh