Hội thấp khớp học thế giới đã đưa ra thông tin về 4 giai đoạn phát triển của bệnh gút vào năm 2012 tại Guidelines, Mỹ. Ở mỗi giai đoạn tương ứng với các triệu chứng cũng như việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng khác nhau. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân gút về cách sử dụng thuốc cũng như việc thay đổi lối sống, giúp cho bệnh nhân gút thoát khỏi sự đau đớn, kiểm soát được những cơn đau gút tái phát và ngăn ngừa sự tổn thương khớp.

Giai đoạn tăng axit uric không triệu chứng.

Ở giai đoạn này người mắc bệnh gút không có các dấu hiệu nào đặc trưng cho bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong máu luôn cao hơn mức cho phép. Vì vậy, việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết, tuy nhiên, khi đã có hội chứng này thì nguy cơ mắc bệnh gút là rất cao.
Vậy nên lời khuyên cho bệnh nhân gút trong giai đoạn này là nên thường xuyên theo dõi chỉ số axit uric định kỳ để kiểm soát mức độ phát triển của bệnh. Nên thực hiện chế độ ăn kiêng, luyện tập thể thao, thay đổi lối sống để làm giảm nguy cơ bị cơn gút cấp tấn công trong tương lai.

Sự tấn công của các cơn đau gút cấp tính. 

Khi nồng độ axit uric trong máu cứ liên tục tăng trong một khoảng thời gian dài gây nên sự lắng đọng tinh thể tại các khớp và đó là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội.  Biểu hiện đặc trưng nhất ở giai đoạn này đó là các khớp sưng, nóng, đỏ và đau. Các cơn đau sẽ tự khỏi mà không cần phải áp dụng các biện pháp điều trị nào trong vòng 3- 10 ngày.
Giai đoạn này nên sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau và phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau cơn đau đầu tiên trong những tháng kế tiếp có thể sẽ không còn cơn đau nào khác nữa thậm chí là vài năm, có những trường hợp hơn 10 năm sau mới bị tiếp cơn đau gút lần thứ 2. Kể từ khi đau lần thứ 2 thì các cơn đau thường xuyên hơn. Vì thế thường xuyên theo dõi nồng độ acid uric trong máu và tiếp tục điều trị là rất quan trọng. Cân nhắc người bệnh không nên coi thường trong giai đoạn này vì nếu như không kiểm soát tốt bệnh gút có thể diễn biến nặng hơn.

Bệnh nhân gút bị tổn thương khớp bởi các cơn đau cấp.

Tùy theo thể trạng của mỗi người và chế độ dinh dưỡng mà các thời gian xuất hiện các cơn đau lần 2 sẽ khác nhau. Trong giai đoạn này, các cơn đau gút không thường xuyên hầu như mất hẳn, người bệnh gút sẽ không có cảm giác đau, các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bên trong cơ thể, các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục tích tụ trong các khớp. 

Bệnh gút tiến triển sang giai đoạn mạn khi có cục tophy xuất hiện.

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh gút. Các tổn thương của viêm khớp do bệnh gút mạn tính gây ra với những biểu hiện như sự phá hủy khớp, các tinh thế muối urat lắng đọng và bám chắc vào các khớp xương và sụn hình thành các cục tophy. Khi các cục tophy này vỡ ra, làm cho cấu trúc xương bị phá hủy bởi quá trình viêm được kích hoạt, chức năng thận cũng bắt đầu bị ảnh hưởng trầm trọng.Trong giai đoạn này việc áp dụng liệu trình điều trị thích hợp đối với bệnh nhân sẽ ngăn chăn được sự phát triển của bệnh gút.

Hồng Nhung.