Bệnh gút không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mắc, thậm chí có thể gây tàn phế, tử vong. Khi bệnh gút trở nên trầm trọng sẽ có những dấu hiệu cảnh báo sớm. Những dấu hiệu đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Những thông tin về bệnh gút
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, đặc trưng với cơn đau đớn dữ dội tại khớp. Bệnh thường gây đau phổ biến nhất là ở khớp ngón chân cái, nhưng các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Khi tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đau tại nhiều khớp cùng một lúc gọi là gút đa khớp.
Gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể urat sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp gây đau đớn.
Bệnh gút thường là một tình trạng xảy ra ở tuổi trung niên và sẽ là bất bình thường nếu người dưới 30 tuổi đã mắc bệnh gút. Những người béo phì, mắc bệnh tiểu đường, thận, người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối tượng khác. Cuộc sống hiện đại với thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, rượu bia, đồ ăn nhanh,… cũng khiến cho bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gút đang tiến triển nặng
Gút không được kiểm soát tốt có thể khiến bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn mạn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy bệnh gút của bạn đang tồi tệ hơn:
1. Cơn đau khớp xảy ra thường xuyên hơn
Thông thường, bệnh gút sẽ tái phát sau cơn đau trước đó khoảng vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, nếu thời gian gần đây, bạn thấy cơn đau gút của mình nhanh tái phát, cơn đau nặng và thời gian của mỗi đợt đau dài hơn thì nên cẩn trọng vì đây là dấu hiệu cho thấy bệnh gút đang tiến triển nặng thêm. Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống hoạt lành mạnh để bệnh được kiểm soát tốt hơn nhé!
2. Nổi u cục dưới da
Khi bệnh gút lâu năm không được điều trị đúng cách sẽ phát triển các u cục dưới da được gọi là hạt tophi. Thông thường, hạt tophi xuất hiện sau khoảng 10 năm kể từ khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. Tuy nhiên, con số này có thể ít hoặc nhiều hơn tùy vào cách mà bạn kiểm soát bệnh. Hạt tophi thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, vành tai, nhưng chúng có thể xuất hiện hầu hết mọi nơi trên cơ thể.
3. Bệnh gút xuất hiện ở nhiều khớp hơn
Đa số người mắc bệnh gút nhận thấy triệu chứng đau đầu tiên xuất hiện ở khớp ngón chân cái. Khi gút tiến triển sang giai đoạn nặng, nó có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên cơ thể như: Khớp mắt cá chân, Khớp đầu gối, khớp khuỷu tay,...
4. Mắc các vấn đề về thận
Thận đóng vai trò đào thải axit uric trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động nhiều để loại bỏ chúng. Điều này có thể phá hỏng cấu trúc của thận. Sỏi thận, suy thận là những dấu hiệu và cũng là biến chứng cho thấy bệnh gút đang tiến triển nặng hơn.
5. Tiểu khó
Tiểu khó thường được liên tưởng đến bệnh về thận hoặc tiết niệu. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng axit uric trong máu tăng cao. Tình trạng này gây tắc nghẽn niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Tắc nghẽn niệu quản có liên quan đến một số triệu chứng khó chịu bao gồm: Tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu chứa các hạt vật chất nhỏ. Nếu đang bị gút mà gặp phải những dấu hiệu này thì có thể tình trạng bệnh của bạn đang nghiêm trọng hơn rồi đấy!
Nên làm gì để kiểm soát bệnh gút hiệu quả?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều người bị bệnh gút cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Tăng cường các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam,...
- Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu như: Dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng,... để giảm bớt lượng chất béo.
- Hạn chế tối đa thực phẩm có lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến...).
- Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Tránh những loại hoa quả chua, đồ lên men bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
- Sử dụng sữa ít béo vì chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng ngừa bệnh gút, vì vậy đây là những nguồn protein lành mạnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, an toàn nhờ thảo dược
Bệnh gút tiến triển nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh gút thường tập trung chủ yếu vào mục tiêu: Chống viêm, giảm đau, tăng đào thải và giảm tổng hợp axit uric. Với người bị gút, họ sẽ cần phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc nhằm kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, ảnh hưởng tới gan, thận, dễ gây nhờn thuốc và không giúp ngăn chặn những biến chứng của bệnh, thậm chí còn khiến cơn đau ngày càng nặng nề hơn.