Tập luyện thể thao là phương pháp tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và giúp xương khớp dẻo dai, phòng ngừa cơn đau gout tấn công. Vậy đâu là bài tập chữa bệnh gout hiệu quả? Nếu đang mắc về bệnh gout và mong muốn tìm ra bài tập giúp cải thiện tình trạng này thì bạn hãy dành 3 phút tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Bệnh gout do đâu?

Gout là tình trạng đau khớp có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở nam giới độ tuổi trung niên. Bệnh có liên quan tới chỉ số acid uric trong máu cao. Thông thường, acid uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể urate sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn.

 Bệnh gout gây đau đớn dữ dội tại khớp

Bệnh gout gây đau đớn dữ dội tại khớp

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công. Những thực phẩm gây bệnh gout này chứa các hoạt chất có tên là purin, phân hủy trong cơ thể để tạo thành acid uric. Các thực phẩm giàu purin bao gồm: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và rượu. Một số loại rau cũng làm tăng acid uric, chẳng hạn như: Đậu Hà Lan, đậu lăng, rau bina, măng tây, súp lơ và nấm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể khiến nồng độ acid uric máu tăng cao có thể kể tới như: 

- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài.

- Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, béo phì,...

- Do thận kém, không thể đào thải hết lượng acid uric ra khỏi cơ thể.

Những bài tập chữa bệnh gout

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc duy trì hoạt động thể chất là một phần của lối sống lành mạnh và nó có thể giúp ngăn ngừa cơn đau gout tấn công trong tương lai. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn không nên tập thể dục khi cơn đau gout xuất hiện vì nó có thể khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện các bài tập chữa bệnh gout như:

- Đi bộ: Đi bộ là môn thể thao phù hợp cho người bị bệnh gout. Việc đi lại thường xuyên sẽ giúp cho các khớp không bị cứng, duy trì được độ linh hoạt và dẻo dai nhất định. Đi bộ hàng ngày kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là cách chữa bệnh gout mang đến hiệu quả cao.

 86.jpg

Đi bộ - Bài thuốc chữa bệnh gout hiệu quả

- Bơi lội: Bơi là một cách tuyệt vời để tăng tính di động và chức năng của khớp mà không chịu tác động của lực hấp dẫn. Khi đang di chuyển trong nước, khớp của bạn sẽ ít căng thẳng hơn. Bạn nên: Bắt đầu từ từ và tăng dần tổng thời gian tập luyện. Nên xây dựng thói quen bơi hai ngày mỗi tuần trong khoảng từ 30 – 45 phút.

- Bài tập cổ tay: Nếu thường xuyên bị gout tái phát tại các khớp ngón tay, cổ tay thì đây sẽ là bài tập hữu ích dành cho bạn. Hãy thực hiện bằng cách: Nắm tay và cuộn cổ tay theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 30 giây và làm với chiều ngược lại trong 30 giây. Tiếp tục lặp lại bài tập này trong khoảng 5 – 10 phút. Bài tập này rất phù hợp với người có bệnh gout xuất hiện ở bàn tay.

 Bài tập cổ tay tốt cho người bị gout

Bài tập cổ tay tốt cho người bị gout

- Nằm ngửa thư giãn: Đôi khi, không cần phải vận động mà việc bạn nằm ngửa và thư giãn cũng là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả. Bạn nằm ngửa ở tư thế thoải mái, thở hết hơi ra bằng mũi, kéo nhẹ cơ bụng vào đốt sống lưng, từ từ hít vào bằng mũi, bụng phình nhẹ, đếm thầm 1, 2, 3, 4 giây, thở ra đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 giây.  Thực hiện lặp lại trong khoảng 10 phút.