Acit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương .Đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate. Giới hạn hoà tan của muối urat khoảng 6,8 mg/dl ở nhiệt độ 37 0C. Ở nồng độ cao hơn các tinh thể urate sẽ bị kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tinh thể urate không bị kết tủa, phải chăng do ảnh hưởng của một số chất hòa tan trong huyết thanh. Tính chất dể kết tủa của muối urat là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút ở nhiều bệnh nhân. Tinh thể muối urat có thể có lắng đọng tại các tổ chức khớp gây gút và các tổ chức khác có thể gây ra các biến chứng bệnh lý khác.
Trong nước tiểu, acid uric hòa tan dễ dàng hơn trong nước. pH nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan acid uric, bình thường lượng acid uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Do vậy, pH càng kiềm càng thuận lợi cho việc thải acid uric và ngươc lại nước tiểu càng toan thì khó khăn cho việc đào thải acid uric.
- pH 5,0: Acid uric bảo hòa với nồng độ từ 390-900 μmol/L
- pH 7,0: Acid uric bảo hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L
Nguyên nhân tăng acid uric máu:
1. Tăng tổng hợp acid uric: Do di truyền hoặc do nạp quá nhiều prrotid vào cơ thể, đặc biệt là các loại thịt đỏ, hải sản:
2. Giảm thải trừ acid uric: Không rõ nguyên nhân, hoặc do các bệnh lý tại thận, bệnh tim mạch hoặc sử dụng một số thuốc giảm thải trừ như: cyclosporine, pyrazinamide, ethambutol, liều thấp aspirin
Ngoài ra còn có trường hợp kết hợp cả hai nguyên nhân trên gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Trong đó, có một nguyên nhân khiến chứng bệnh này rất hay gặp ở nữ giới đó là uống nhiều rượu bia. Bia rượu làm tăng dị hoá các nucleotid có nhân purin, làm tăng dị hóa ATP thành AMP gây tăng sản xuất axit uric. Rượu còn có thể gây mất nước và làm tăng axit lactic máu. Khi uống rượu cùng với các đồ ăn thì một mặt bản thân rượu đã bổ sung một lượng purin, mặt khác còn hạn chế bài tiết urat qua nước tiểu, tạo điều kịên giữ lại purin của thức ăn và tăng quá trình tinh thể hoá các urat ở nước tiểu và tế bào.
Có tới 25 % số người có nồng độ acid uric trong máu cao có nguy cơ bị gút. Bên cạnh nguy cơ bị gút cao thì nồng độ acid uric trong máu cao còn có nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác như: Béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Như vậy việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu là yếu tố quyết định trong điều trị Gút và các bệnh lý mắc kèm.
Bông tuyết