Hạt tophi là những u cục do lắng đọng tinh thể urat tại các tổ chức cơ, thường xuất hiện ở ở tổ chức gần khớp bàn ngón chân, mắt cá chân, bàn ngón tay, khuỷu tay... Các hạt tophi bạn đầu kích thước nhỏ, di động, sau phát triển lớn dần, cố định gây cản trở vận động. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của khớp. Nhiễm khuẩn hạt tô phi là biến chứng thường gặp của gút mạn tính, việc quyết định sử dụng kháng sinh rất quan trọng nhằm tránh diễn biến nặng nề như nhiễm khuẩn huyết.

Gút là bệnh lý phổ biến. Qua một nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Bạch mai cho thấy có 8,57% số bệnh nhân phải điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn 1991-2000 là bệnh nhân mắc bệnh gút. Hạt tophi là triệu chứng lâm sàng đặc trưng của gút ở giai đoạn mạn tính do lắng đọng tinh thể urat ở mô mềm dưới da, đặc điểm cấu tạo này khiến hạt tophi loét vỡ thường khó liền. Tình trạng này có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ và có thể là đường vào của một nhiễm khuẩn huyết. Một trong các mục tiêu điều trị trước mắt của nhiễm khuẩn hạt tophi là giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn, trong đó việc chọn lựa kháng sinh sử dụng rất quan trọng, ngoài ra cần điều trị bệnh gút và bệnh lý kèm theo nếu có. Hiện nay dường như chưa có nghiên cứu nào về điều trị nhiễm khuẩn hạt tô phi tại Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: Nhận xét thực trạng điều trị nhiễm khuẩn hạt tô phi ở ở bệnh nhân gút tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai nhằm khuyến nghị phác đồ điều trị.

Có 91,25% các đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn đợt cấp của gút mạn tính và  52,6% bệnh nhân đang dùng corticoid.  Tất cả 100% số bệnh nhân này được điều trị bệnh gút với colchicin, là thuốc có tác dụng chống viêm được sử dụng nhằm quản lý tình trạng viêm khớp ở bệnh nhân gút. Tuy vậy, chỉ có 21/57 BN (36,8%) dùng allopurinol. Allopurinol có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric máu, được khuyến cáo chỉ định cho mọi trường hợp gút ở giai đoạn mạn tính, đặc biệt khi đã xuất hiện hạt tô phi. Tuy nhiên, ở tuyến dưới, các bệnh nhân mắc bệnh gút thường không được chỉ định thuốc này. Một số bệnh nhân tự bỏ điều trị do không hiểu biết đây là thuốc điều trị chính của bệnh mà chỉ thường quan tâm đến điều trị triệu chứng (giảm đau khớp). Chính vì vậy, có tới 52,6% bệnh nhân trong nghiên cứu này đang dùng glucocorticoid- một loại thuốc không có chỉ định trong bệnh gút. Tình trạng này  đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tình trạng lạm dụng glucocorticoid là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy tình trạng nhiễm khuẩn hạt tô phi khi hạt này bị vỡ và khiến kết quả điều trị bị ảnh hưởng (hạt khó liền, khó kiểm soát acid uric...).

Do đó, khi xuất hiện các hạt tophi ở bệnh nhân gút cần được thâm khám và điều trị kịp thời, tránh các tình trạng nhiễm khuẩn đáng tiệc xảy ra. Chú ý sử dụng các thuốc điều trị và phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân gút mạn tính. Khi xảy ra các tình trạng nhiễm khuẩn hạt topjhi cần được đưa đến các cơ sở y tế để có biện pháp kết hợp kháng sinh phù hợp trong điều trị. 

Để tránh các nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân gút cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hợp lý tránh tái phát các cơn gút cấp.

Sưu tầm