Bệnh gút có thể gây ra cơn đau đột ngột, đôi khi dữ dội trong các khớp. Cơn đau xảy ra khi các tinh thể nhỏ phát triển bên trong khớp vì nồng độ axit uric máu. Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng với người bệnh gút. Những thực phẩm, thức uống mà bạn sử dụng hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến bệnh gút ngày càng trầm trọng hơn? Vậy người bị bệnh gút uống trà có được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau.

Người bị bệnh gút uống trà có được không?

Gút là bệnh liên quan đến chứng viêm khớp. Cũng giống như viêm khớp nặng, nó có thể làm cho các khớp của bạn bị viêm, đau đớn, sưng. Theo Trung tâm Y khoa Đại học Maryland, người bị bệnh gút nên hạn chế uống trà, đặc biệt là trà đen bởi những nguyên nhân dưới đây.

1. Trà đen giàu oxalat

Một nghiên cứu được công bố trong "Nghiên cứu Tiết niệu" đã xem xét các bệnh nhân bị bệnh gút có sỏi thận oxalat và những người bị bệnh gút không có sỏi. Họ xác định, có một mối quan hệ giữa bệnh gút và sỏi oxalat canxi do sự thay đổi trong chuyển hóa axit uric ở bệnh nhân gút. Theo đó, trung tâm Y tế, Đại học Maryland khuyến nghị, người bị bệnh gút nên cắt giảm các loại thực phẩm chứa oxalat, trong đó có trà đen. 

Theo một nghiên cứu được công bố trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương", lượng oxalat có trong trà đen không quá lớn, tuy nhiên, nếu bạn thêm sữa vào trà đen, oxalat trong trà có thể liên kết với canxi trong sữa, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat. Chính vì vậy, để điều trị bệnh gút và tránh biến chứng nguy hiểm, bạn hãy cẩn trọng hơn khi sử dụng trà đen.

2. Trà đen làm tăng nguy cơ bệnh gút

Trong một nghiên cứu được công bố trong "Arthritis and Rheumatism", các nhà nghiên cứu theo dõi 45.869 người bị bệnh gút là nam giới trong thời gian 12 năm. Họ theo dõi lượng cà phê và trà đen, cũng như lượng caffeine ăn vào. Từ tổng số 757 trường hợp mắc bệnh gút được xác nhận trong thời gian đó, các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa uống trà đen và tăng nguy cơ bị bệnh gút. Họ cũng cho rằng, uống cà phê có vẻ như đã làm giảm nguy cơ bệnh gút.

Nếu sử dụng với số lượng lớn, oxalat trong trà có thể kích hoạt bệnh gút. Tương tự, tác dụng lợi tiểu nhẹ của caffein trong trà có thể dẫn đến mất nước nhẹ nếu bạn uống trà. Uống nhiều trà cũng khiến bạn uống ít nước lọc, do đó, quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể khó khăn hơn. Thêm vào đó, oxalat khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải axit uric, khiến nồng độ axit uric máu tăng cao và điều này không tốt cho người bị bệnh gút.

Chính vì vậy, người bị bệnh gút uống trà nên lưu ý không sử dụng trà đen. Nếu bạn thấy rằng, trà làm cho các triệu chứng xuất hiện, hãy cắt bỏ hoàn toàn chế độ ăn uống của mình.