Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng với người bị bệnh gút. Chính bởi vậy mà việc người bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, không ít người luôn thắc mắc vì không biết người bị bệnh gút có được ăn trứng không. Nếu cũng đang có những băn khoăn này thì cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết sau, bạn nhé!

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là một vấn đề phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Đây là một trong những bệnh lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử y tế, với 70.000 người bị ảnh hưởng mỗi năm.

Gút là đặc trưng bởi một cơn đau đột ngột giống như đau khớp, thường bắt đầu ở ngón chân cái và tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều khớp khác trong cơ thể nếu người bệnh không có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh gút hình thành do sự dư thừa quá mức của axit uric trong máu. Cơ thể bạn tạo ra axit uric khi nó phá vỡ purin. Axit uric thường hòa tan trong máu, được xử lý bởi thận và đẩy ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Khi thận không thể đào thải axit uric một cách hiệu quả hoặc do cơ thể tổng hợp quá nhiều axit uric sẽ khiến các tinh thể hình thành trong khớp, gây đau dữ dội. Các khu vực phổ biến nhất bị ảnh hưởng bao gồm: Ngón chân cái, ngón tay, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân,…

34.jpg

Bệnh gút gây đau đớn cho người bệnh

Nồng độ axit uric có thể tăng do:

- Giảm bài tiết qua thận (đây là phổ biến nhất).

- Tăng sản xuất axit uric.

- Tăng lượng purin (chủ yếu đến từ chế độ ăn uống).

Một số yếu tố liên quan đến lối sống có thể kích hoạt sự khởi phát của bệnh gút, chẳng hạn như:

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Người có cholesterol cao, tiểu đường hoặc kháng insulin.

- Bị tăng huyết áp (huyết áp cao) hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu.

- Người thường xuyên uống rượu, bia.

- Người hay ăn thực phẩm giàu purin như thịt, bánh ngọt, nội tạng, động vật có vỏ và fructose.

Người bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Rất nhiều người luôn băn khoăn vì không biết khi mắc bệnh gút có được ăn trứng không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Hàm lượng axit béo omega 3 cao có trong trứng mang tới công dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh lý về khớp. Đây là nguồn thực phẩm giàu đạm nhưng hàm lượng purin thấp. Chính vì vậy, người mắc gút hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm này.

Xét về mặt dinh dưỡng, trứng có chứa rất nhiều các vitamin nhóm B bao gồm cả choline, biotin và axit folic. Một quả trứng chứa hàm lượng choline lên tới 100 mg. Choline có tác dụng giữ màng tế bào ổn định, đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa sự tích tụ của homocysteine trong máu và giúp giảm tình trạng viêm do bệnh gút. Ngoài ra, trong trứng chứa hàm lượng axit béo omega 3 cao, có tác dụng giảm đau và viêm khớp, cứng khớp ở những người bị bệnh gút.

56.jpg

Bệnh gút nên ăn trứng

Nếu đang mắc bệnh gút và mong muốn một chế độ dinh dưỡng giàu protein thay thế cho thịt động vật thì trứng là một gợi ý tuyệt vời. Nguyên nhân bởi trứng có chứa hàm lượng protein cao nhưng lại ít nhân purin. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, người bị bệnh gút không nên ăn quá nhiều trứng vì nó chứa nhiều chất béo, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Người bị bệnh gút nên ăn trứng như thế nào?

Như vậy, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được trứng. Tuy nhiên, bạn nên ăn trứng ở mức độ cho phép và cần lưu ý một số điều sau:

- Không ăn quá nhiều. Chỉ nên ăn 1 – 5 quả trứng mỗi tuần.

- Nên chế biến trứng theo cách luộc hoặc hấp thay vì chiên, xào sẽ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể nói chung và tình trạng bệnh gút nói riêng.

- Tùy theo mỗi loại trứng khác nhau mà cho hàm lượng giá trị dinh dưỡng riêng. Cách chăm sóc gia cầm cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Gia cầm được nuôi tự nhiên sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cách nuôi công nghiệp.

- Trứng vịt lộn là trứng đã hình thành con non. Loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn trứng thường. Tuy nhiên, đối với người bệnh gút, trứng vịt lộn được khuyến cáo là không nên ăn. Vì lúc này trứng đã biến thành phôi, lượng chất đạm sẽ rất lớn, đồng thời, hàm lượng purin trong trứng vịt lộn sẽ cao. Điều này không có lợi cho sức khỏe người bị gút. Trứng vịt lộn giàu đạm và nhân purin sẽ dẫn đến việc tăng axit uric trong máu, làm cho bệnh gút trầm trọng hơn.