Bệnh gút là một bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như: gan, thận, khớp, tim… Trong đó, thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển bệnh gút.

Vai trò của thận trong cơ chế hình thành bệnh gút

Axit uric được sinh ra trong cơ thể mỗi ngày và hơn 75% lượng axit đó được đào thải ra ngoài chủ yếu nhờ chức năng thận. Do đó thận đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển axit uric ra ngoài cơ thể. Bất kì nguyên nhân nào khiến cho thận giảm đào thải axit uric đều làm gia tăng nồng độ axit uric máu trong cơ thể. Đây chính là yếu tố trực tiếp gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp, dẫn đến các cơn gút cấp.

Hơn nữa, thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi, khi chức năng thận suy giảm sẽ gây rối loạn các yếu tố của nội môi như: pH, nồng độ các muối, nồng độ ion kim loại… tạo ra những điều kiện khác để dẫn đến kết tủa muối urat gây bệnh gút.

11.jpg

Bệnh gút có thể gây suy thận

Bệnh gút và biến chứng suy thận

Thận là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Thận phối hợp hoạt động và có ảnh hưởng qua lại với tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Sự ảnh hưởng này là hai chiều và có thể tác động tốt hoặc xấu giữa các cơ quan với nhau. Khi xuất hiện sự bất thường ở một cơ quan thì có thể dẫn đến sự bất thường của cả hệ thống cơ quan, và đây cũng chính là cơ chế sinh ra bệnh trong cơ thể, đặc biệt là bệnh gút và các bệnh mạn tính khác.

Ở bệnh nhân gút, tinh thể muối urat lắng đọng tại nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng nên sự lắng đọng tại vị trí này là rất sớm. Khi nồng độ axit uric tăng, lắng đọng tại xoang thận sẽ gây ra sỏi thận và có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước,…; lắng đọng tại ống thận gây viêm kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương nhu mô thận, suy giảm trầm trọng chức năng thận.