Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, mặt khác cơ quan đóng vai trò chính trong chuyển hóa các chất chính là gan. Vì vậy, gan cũng tham gia vào sự chuyển hóa chất đạm và tạo ra acid uric. Như vậy, acid uric trong cơ thể không chỉ có từ nội sinh mà có cả ngoại sinh từ chuyển hóa chất đạm tạo thành. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ acid uric được tái hấp thu còn lại, sẽ bị thải trừ qua thận, gan và da. Trong đó, 80% thải qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Vì vậy, không chỉ thận mà việc tăng cường chức năng gan cũng là mắt xích quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gút.
Mối liên hệ các bệnh về gan với bệnh gút
Được mệnh danh là cơ quan thanh lọc cho cơ thể - gan đã giúp chúng ta điều hòa các diễn tiến của sự sống, đây là một cơ quan có nhiều vai trò quan trọng như:
- Chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.
- Sản xuất ra nhiều hợp chất quan trọng sử dụng cho cơ thể.
- Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ qua đường tiêu hoá để hấp thu vào cơ thể.
- Giải độc và bài tiết các chất độc ra bên ngoài.
Về cơ bản, lá gan đóng vai trò như một nhà máy thanh lọc và tinh chế. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới các bộ phận khác của cơ thể. Như vậy lá gan nằm ở một vị trí chiến lược nhằm chuyển đổi thực phẩm và thuốc được hấp thụ bởi đường tiêu hoá thành các dạng hợp chất mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, lá gan còn đóng vai trò chính giúp loại bỏ khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hoặc nội sinh từ các cơ quan khác. Vì vậy, gan cũng tham gia vào sự chuyển hóa chất đạm thành acid uric và đào thải ra ngoài. Như vậy, không chỉ thận mà gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đào thải acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể. Nếu một trong hai cơ quan là gan hoặc thận có bất kỳ vấn đề gì trong sự chuyển hóa acid uric thì đều dẫn đến tình trạng làm tăng lượng acid uric máu và hậu quả tất yếu là nguy cơ bạn bị mắc bệnh gút cũng tăng theo.
Tuy nhiên, theo thống kê tại Hoa kỳ cho thấy có đến 30% số người trưởng thành đang bị mắc các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… Đó chính là một trong các điều kiện lâm sàng liên kết giữa các bệnh lý về gan với bệnh gút. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà có hơn 70-80% số bệnh nhân mắc bệnh gút đã có tiền sử uống rượu bia từ 5-10 năm hoặc có tiền sử hay sử dụng các thuốc có hại cho gan như thuốc lợi tiểu, lao, kháng viêm steriod, aspirin, Levodopa...
Tăng cường chức năng gan bằng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh gút
Với bệnh nhân gút thì việc cắt các cơn đau một cách nhanh chóng là điều được mong mỏi lớn nhất. Nhưng, họ không nhận ra rằng việc cải thiện chức năng gan, thận để giúp loại bỏ lượng aicd uric máu dư thừa mới chính là điều cốt lõi. Trong khi đó, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc Tây y nhằm hạ acid uric lại thường gây hại cho gan thận và cả dạ dày nên hiện nay xu hướng dùng các sản phẩm từ thiên nhiên đang được nhiều người quan tâm đến.
Phương Vinh.