Gút là bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Hiện nay, việc sử dụng thuốc tây có thể giúp giảm cơn đau nhưng lại gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Những nguyên nhân gây bệnh gút thường gặp
Bệnh gút hình thành bởi nồng độ axit uric trong máu quá cao. Axit uric thường được tìm thấy trong cơ thể và là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy một hợp chất có tên gọi là purin.
Thông thường, thận chịu trách nhiệm đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận hoạt động kém hiệu quả hoặc cơ thể sản sinh axit uric quá nhanh, chúng sẽ tích tụ thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại mô khớp gây viêm, sưng, đau dữ dội.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồng độ axit uric máu tăng cao và gây ra bệnh gút, một số yếu tố nguy cơ chính, bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Axit uric được tạo ra khi cơ thể phá vỡ purin. Do vậy, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Thực phẩm chứa nhiều purin gồm có: Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ và cá có dầu; Nội tạng động vật như gan, thận, tim.
- Sử dụng rượu, bia: Rượu khi vào cơ thể sẽ làm hạn chế quá trình đào thải axit uric. Còn bia thì giàu purin, có thể làm nồng độ axit uric máu tăng cao nhanh chóng.
- Đồ uống có đường: Đồ uống có đường, nước ngọt đóng chai thường chứa hàm lượng fructose cao. Đường fructose kích thích cơ thể sản xuất nhiều axit uric và gây ra cơn đau gút.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric máu và gây bệnh gút. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau liều thấp, thuốc điều trị bệnh huyết áp cao, điều trị bệnh vẩy nến,…
Các loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị bệnh gút
Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Khi mắc gút, tùy vào triệu chứng và mức độ đau của người bệnh mà có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp. Những thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là:
- Colchicine: Colchicine là thuốc chống viêm được kê đơn cho cơn đau cấp tính hoặc khi bắt đầu dùng thuốc hạ axit uric. Nó giúp người bị bệnh gút có cảm giác dễ chịu hơn.
- Corticosteroid: Corticosteroid là thuốc chống viêm mạnh thường được kê toa để kiểm soát cơn đau cấp tính. Corticosteroid giúp giảm viêm nhanh, thuốc nó có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID là một loại thuốc giảm đau gút cấp tính khá phổ biến. Nó có thể giúp giảm sưng, viêm và rút ngắn cơn đau. Thuốc có hiệu quả cao nếu dùng trong 24 giờ đầu tiên.
- Thuốc allopurinol: Allopurinol được gọi là chất ức chế xanthine oxidase (XOI), làm giảm sản xuất axit uric của cơ thể. Đây là một loại thuốc giảm axit uric máu, ngăn ngừa cơn đau gút tái phát khá phổ biến.
- Thuốc febuxostat: Febuxostat là loại thuốc có khả năng làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể. Thuốc có thể giảm tần suất xảy ra cơn đau gút và khiến chúng ít nghiêm trọng hơn. Bạn có thể bị bùng phát cơn đau khi bắt đầu uống thuốc lần đầu tiên.
- Thuốc lesinurad: Lesinurad là một loại thuốc uống giúp cơ thể loại bỏ axit uric máu hiệu quả. Nó có thể được dùng cùng các loại thuốc khác, chẳng hạn như allopurinol hoặc febuxostat.
- Thuốc pegloticase: Pegloticase là loại thuốc được sử dụng truyền qua tĩnh mạch. Nó có khả năng thay đổi axit uric thành một chất gọi là allantoin mà cơ thể dễ dàng loại bỏ.
Ưu điểm lớn nhất của các loại thuốc tây là có thể giúp giảm đau. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau ngay sau vài giờ sử dụng. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc thì cơn đau có thể sẽ tái phát nặng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc tây điều trị gút
Mặc dù mang tới hiệu quả trong việc giảm cơn đau gút nhưng việc sử dụng thuốc tây để điều trị gút liên tục trong thời gian dài là điều bạn cần cân nhắc bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị bệnh gút có thể kể tới như:
- Ảnh hưởng tới gan, thận: Sử dụng thuốc tây điều trị gút trong thời gian dài, liên tục có thể gây ảnh hưởng cho gan, thận. Khi thận bị tổn thương sẽ khiến khả năng đào thải axit uric càng kém và làm cơn đau gút tái phát nhiều hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón là tác dụng phụ mà hầu hết người bị bệnh gút gặp phải khi sử dụng thuốc tây. Thông thường, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện khi ngừng dùng thuốc.
- Sốt, đau họng, nổi mẩn đỏ, da bong tróc: Đây là những tác dụng phụ dễ gặp phải khi sử dụng thuốc giảm axit uric máu. Nếu thấy sốt cao hoặc nổi ban đỏ nghiêm trọng, hãy ngưng sử dụng thuốc và tìm cho mình giải pháp phù hợp hơn.
- Đau, chảy máu khi đi tiểu hoặc có các triệu chứng giống như bị cúm: Tình trạng này thường hết khi đợt điều trị kết thúc. Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng nặng, bạn cũng không nên xem thường mà cần dừng sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
- Đau dạ dày: Hầu hết các loại thuốc tây điều trị bệnh gút có thể làm tăng axit dịch vị và làm đau dạ dày.