Bệnh gút cùng với những biến chứng của nó khiến cho sinh hoạt của mọi người trở nên khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, những người mắc bệnh gút nên tìm cho bản thân một bí quyết để có thể sống hòa bình với căn bệnh này.

Bí quyết sống chung với bệnh gút.

Để có được cuộc sống vui vẻ và sức khỏe tốt, người bệnh gút cần ý chú đến việc hạn chế các cơn đau cấp, hạ được nồng độ axit uric trong cơ thể, phòng những di chứng để lại, và luôn tăng cường sức khỏe để chống lại mọi bệnh tât. Để làm được điều đó  người bệnh gút phải:

-         Giữ tin thần lạc quan, thoải mái.

-         Điều trị bệnh cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

-         Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh gút cần có một phương pháp chữa bệnh đúng cách và có niềm tin vào nó. Ngoài ra cần có thêm một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nên kiêng rượu bia, các chất kích thích, uống nhiều nước, nên chọn các nước khoáng chứa alkaline, bicacbonat. Hạn chế cá loại thức ăn chứa nhiều đạm, hải sản, ngũ tạng động vật; nên ưu tiên các loại như trứng, sữa, phomat, ngũ cốc, các loại hạt, rau quả tươi sống.

-         Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ da để tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là các ổ loét, viêm nhiễm cần phải được sát trùng, tránh cho việc tổn thương nặng hơn.

-         Người bệnh gút nên lựa chọn một môn thể thao để giúp cho việc hồi phục chức năng xương khớp hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Các môn thể thao nên luyện tập như: đi bộ, xe đạp, bơi lội, thái cực quyền, yoga… Tuy nhiên, luyện tập các bài tập thể thao cũng nên cân nhắc, không nên luyện tập trong thời gian các cơn đau bị bộc phát, thay vào đó, nên xoa bóp vị trí đau và chỉ nên đi lại nhẹ nhàng..

-          Thường xuyên đi kiểm tra lại chỉ số axit uric, thận, để nắm rõ được tình trạng bệnh, có cách xử lý phù hợp.

Kiểm soát để ngăn ngừa bệnh gút hiệu quả.

Mọi người nên đi kiểm tra chỉ số axit uric trong máu, khi có những dấu hiệu và những thói quen sau:

+ Có xuất hiện những cơn đau khớp đột ngột, đau ở gáy, bắp đùi, gót chân, thường xuyên bị chuột rút, đây là các dấu hiệu gây ra do tăng axit uric máu.

+ Xuất hiện các nốt cứng trên tai, mí mắt – hậu quả kích ứng da của axit uric.

+ Uống nhiều rượu bia

+ Cơ thể có chỉ số BMI > 25, nguy cơ thừa cân, béo phì.

+ Chế độ dinh dưỡng thừa chất đạm, ít rau quả tươi và trái cây

+ Trong gia đình  có tiền sử những người mắc bệnh gút.

Hồng Nhung.