Bệnh gút không những khiến người bệnh đau đớn vì những cơn đau khớp, mà còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm do dùng thuốc tây. Hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra rằng lá ổi cũng có tác dụng trong điều trị tốt bệnh gút

Hỏi: Trong vườn nhà tôi có rất nhiều cây ổi, tôi nghe có người nói rằng, lá ổi trị được tiêu chảy; còn có người nói lá ổi trị được bệnh gout (gút). Hiện tôi đang bị bệnh gút, xin chuyên mục sức khỏe tư vấn giúp tôi. Tôi rất cám ơn!

- Trả lời: Chào bạn, cây ổi còn có tên là phan thạch lựu, tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Cây ổi có nhiều tác dụng làm thuốc, từ búp non, quả, vỏ rễ đến vỏ thân cây. Thường dùng nhất là búp non và lá non. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trái ổi còn xanh, chát, điều trị tiêu chảy; ổi chín có tác dụng nhuận trường. Từ xa xưa trong dân gian thường dùng lá ổi non, búp ổi non để chữa đau bụng, tiêu chảy rất tốt. Liều lượng thường dùng là 15 – 20g búp ổi, rễ ổi non phối hợp với một ít lá chè xanh và gừng để sắc (nấu) lấy nước uống. Rễ và vỏ thân cây ổi còn dùng chữa vết thương, vết loét… Cách dùng như sau: lấy 15g rễ và vỏ thân cây sắc với 300 ml nước còn 100 ml để uống.

Cũng có nhà chuyên môn hướng dẫn cho bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, đồng thời bị bệnh gút (thống phong) dùng kết hợp 3 loại gồm: lá sakê, búp ổi và đậu bắp, theo liều lượng: đậu bắp 100g, búp ổi non 20g, sa kê 100g (theo kinh nghiệm dân gian phải là lá sakê úa vàng tự rụng mới tốt, không dùng lá tươi), 3 loại đem sắc (nấu) lấy nước uống liên tục. Có bệnh nhân dùng bài thuốc này cũng cho kết quả tốt. Đây là một kinh nghiệm rất quý báu có thể áp dụng vì các loại cây nói trên vô hại, nếu ai dùng phù hợp mà khỏi được bệnh thì thật đáng quý. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn và lý giải được cơ chế chữa bệnh gút của ổi thì cần có những nghiên cứu sâu hơn về cơ bản và thử nghiệm trên nhiều người bệnh…