Khớp ngón chân cái sưng đau là triệu chứng điển hình của bệnh gút. Tình trạng này gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy khi khớp ngón chân cái sưng đau do bị bệnh gút thì phải làm sao để cải thiện hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Những thông tin về bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp phát triển ở người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc chức năng thận bị suy yếu, không thể bài tiết hiệu quả sẽ khiến axit uric tích tụ, hình thành tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn.
Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric có thể kể tới như:
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, uống đồ có đường sẽ làm tăng axit uric máu và gây cơn đau bệnh gút. Việc uống quá nhiều rượu, bia cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
- Thừa cân, béo phì: Nếu thừa cân, bạn sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận cũng gặp khó khăn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và các bệnh về tim, thận cũng có thể khiến bạn bị cơn đau gút tấn công.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, giảm đau,… đều có thể làm tăng nồng độ axit uric máu và khiến tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
Ngón chân cái sưng đau vì bệnh gút, phải làm sao?
Bệnh gút thường xuất hiện ở các khớp nhỏ trong cơ thể, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Khi gút xuất hiện ở ngón chân, nó sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như: Ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng. Tình trạng này khiến người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong cử động, giao tiếp hàng ngày. Khi nhận thấy triệu chứng khớp ngón chân đau, đỏ, bạn nên thực hiện các phương pháp dưới đây để có cảm giác dễ chịu hơn:
- Chườm lạnh: Khi bắt đầu một cơn đau do gút, bạn sẽ thấy vô cùng khó chịu. Để nhanh chóng cải thiện triệu chứng này, bạn dùng một túi vải dày đựng đá và chườm lạnh để giảm nhẹ cảm giác đau. Đây là giải pháp tạm thời, cơn đau có thể lại tiếp tục tăng lên chỉ sau vài tiếng.
- Ngâm chân với nước ấm: Trước khi đi ngủ vào ban đêm, bạn có thể dùng một chậu nước ấm để ngâm bàn chân đang bị viêm trong khoảng 20 phút. Đây là cách hiệu quả giúp giảm các triệu chứng đau đớn, đồng thời có thể thúc đẩy tinh thể axit uric được hòa tan, đào thải và giảm nhẹ triệu chứng đau. Bạn có thể ngâm chân bằng nước lá lốt hoặc lá tía tô để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh gút.
- Sử dụng gừng: Gừng chứa hơn 50 hợp chất chống oxy hóa khác nhau. Các hoạt chất này giúp giảm thiểu việc sản xuất cytokine (chất gây viêm trong cơ thể). Bạn có thể pha trà gừng bằng cách: Đun 1 muỗng canh gừng tươi với 500ml nước nóng trong khoảng 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước, thêm chút chanh và mật ong rồi thưởng thức vào buổi sáng. Cách làm này rất tốt cho sức khỏe và cũng là giải pháp giúp giảm đau khi bệnh gút xuất hiện.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng. Các sản phẩm này an toàn, không gây tác dụng phụ mà tiện lợi, không cần sắc nấu như những bài thuốc đông y thông thường.