Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với người bị gút. Cũng bởi vậy mà khi bị bệnh gút có ăn được tôm không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nếu cũng đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để có cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Người bị gút có ăn được tôm không?

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nếu đang có băn khoăn vì không biết khi bị gút có ăn được tôm không thì câu trả lời là KHÔNG nên ăn quá nhiều.

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức. Axit uric là sản phẩm của quá trình phân hủy một hợp chất có tên là purin. Purin có nhiều trong các thực phẩm như: Thịt đỏ, cua, nội tạng động vật, và tôm là cũng là một trong số đó.

Ước tính, trong 100g tôm có tới 147mg purin. Ăn quá nhiều tôm sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều axit uric hơn. Chính vì vậy, nếu đang mắc bệnh gút thì bạn cần cân nhắc khi đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài tôm, người bị gút cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt chó, nội tạng động vật,...

Người bị gút nên chú ý gì trong chế độ dinh dưỡng?

Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có vai trọng trong việc kiểm soát bệnh gút. Do đó, nếu đang mắc bệnh gút thì bạn cần xây dựng cho mình thực đơn ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bị gút:

- Người bị gút nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.

 Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị gút

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị gút

- Nên uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric, đặc biệt, nên uống nước khoáng kiềm nhằm trung hòa lượng axit uric máu, giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài một cách hiệu quả hơn.

- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50 - 100g.

- Người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì… bởi các thực phẩm này giàu carbohydrate có khả năng làm giảm và hòa tan axit uric trong nước tiểu.

- Nên tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Quả anh đào, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.

 Người bị gút nên ăn cherry

Người bị gút nên ăn cherry

- Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng.... để giảm bớt lượng chất béo.

- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.