Người bị bệnh gout nên kiêng những gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia, việc kiêng cữ tốt sẽ giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa bệnh gout tái phát hiệu quả. Vậy khi bị bệnh gout cần kiêng những gì và phòng ngừa tái phát bằng cách nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.
Những thông tin về bệnh gout
Nếu đột ngột bị đau dữ dội ở khớp và sau đó là cảm giác khó chịu dai dẳng, có thể là bạn đã mắc bệnh gout. Bệnh gout thường xảy ra vào ban đêm ở ngón chân cái, kèm theo hiện tượng đỏ, sưng, ấm và đau ở khớp. Cảm giác khó chịu dai dẳng nhiều ngày đến nhiều tuần sau khi hết cơn đau và có thể tiến triển thành bệnh gout mạn tính, làm giảm khả năng vận động.
Nồng độ acid uric trong máu cao là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout. Acid uric - một loại tinh thể hỗn hợp thường được lọc qua thận và đào thải khỏi cơ thể theo nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận bị suy giảm chức năng sẽ làm khả năng đào thải axit uric không được diễn ra một cách thuận lợi. Điều này khiến chúng kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây ra cơn đau gout.
Bên cạnh đó, bệnh có thể hình thành do các yếu tố như: Chế độ ăn nhiều thịt và hải sản; Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa; Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout; Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài…
Người bị bệnh gout kiêng những gì?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp tình trạng bệnh gout tiến triển tốt hơn hay xấu đi. Vậy khi bị bệnh gout kiêng những gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn:
1. Kiêng thức ăn nhiều đường và “đồ ăn vặt”: Đường thường được tìm thấy trong các loại nước ngọt đóng chai có thể làm tăng acid uric máu. Do vậy, thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt và thực phẩm đã qua chế biến được xem là là nguyên nhân chính gây bệnh gout.
2. Kiêng thực phẩm giàu purin: Tất cả các loại thịt thường chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành acid uric và dẫn đến nguyên nhân gây bệnh gout. Bạn không nhất thiết phải kiêng thịt tuyệt đối, lời khuyên ở đây là bạn chỉ nên dừng lại ở mức tiêu thụ khoảng 113g đến 170g mỗi ngày.
3. Kiêng uống bia, rượu: Rượu gây ức chế chuyển hóa acid uric còn bia chứa hàm lượng purin cao làm tăng acid uric máu trong cơ thể. Chính bởi vậy, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bị gout cần loại bỏ bia, rượu khỏi chế độ ăn uống hàng ngày càng sớm càng tốt.
4. Không làm việc quá sức: Thức đêm nhiều hay làm việc quá sức đều gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, trong đó có đào thải acid uric kém hơn, đặc biệt thức đêm sẽ khiến chất đạm không thể phân hủy, gây đầy bụng khó tiêu, người mắc bệnh sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn. Tốt nhất là bạn phải đi ngủ đúng giờ giấc, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
5. Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Theo các chuyên gia, khi những người mắc bệnh gout bị stress, cơ thể họ sẽ giải phóng ra hormone cortisol. Việc giải phóng quá nhiều hormone này sẽ gây ra những bất lợi như: Làm yếu cơ, tăng huyết áp, tăng lượng mỡ dự trữ - đây đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh gout. Do đó, người bị bệnh gout cần tránh căng thẳng, mệt mỏi không cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh gout bằng cách nào?
Để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả, việc kiêng cữ theo những lời khuyên như trên là cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần:
- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric. Lưu ý là chỉ nên uống nước lọc, không sử dụng nước ngọt đóng chai hay nước có ga.
- Tăng cường các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Quả anh đào, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, táo, dứa,…
- Nên thay thế các loại dầu động vật bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng... để giảm bớt lượng chất béo được nạp vào cơ thể.
- Khi chế biến, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa những món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì. Bạn có thể lựa chọn môn thể thao hay bài tập phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, đạp xe, yoga,...