Việc uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Vì vậy, nếu thường xuyên phải sử dụng rượu, bia thì bạn cần tìm cho mình phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Ngày nay, có một giải pháp đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn và cho thấy hiệu quả tích cực. 

Bệnh gút là gì?

Gút là bệnh thường gặp, đặc trưng với cơn đau đớn dữ dội tại khớp. Bệnh hình thành khi chỉ số axit uric trong máu quá cao. Thông thường, axit uric được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ thận. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc chức năng thận suy giảm sẽ khiến axit uric kết tinh thành tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp và gây cơn đau gút.

Gút chủ yếu xảy ra ở các khớp như: Khớp đầu gối, mắt cá chân, ngón chân. Tuy nhiên, gút có thể tấn công ở bất cứ khớp nào trên cơ thể.

Mức độ nặng nề của cơn đau gút có thể khác nhau ở mỗi người. Đa số người bị gút cảm thấy đau đớn nhất vào ngày đầu tiên. Mức độ đau sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo và hết hẳn sau 7 - 10 ngày.

Tại sao uống nhiều rượu, bia dễ gây bệnh gút?

Rượu, bia là thức uống luôn được cảnh báo có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vậy bạn có biết, đây cũng là yếu tố gây ra những cơn đau bệnh gút? Việc sử dụng rượu, bia có thể làm hình thành bệnh gút là do:

1. Rượu làm giảm đào thải axit uric

Thành phần chính của rượu, bia là ethanol (tên thường gọi là cồn). Khi vào cơ thể, ethanol sẽ chuyển hóa và sản xuất ra nhiều chất độc hại có gốc axit, trong đó có axit axetic. Axit này sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric, từ đó làm axit uric trong máu tăng cao. Khi axit uric tăng quá mức sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh gút.

2. Bia làm tăng tổng hợp axit uric

Bia còn được biết đến là loại đồ uống giàu purin. Khi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa và sinh ra axit uric. Đây là lý do giải thích tại sao nhiều người nhận thấy cơn đau gút tái phát sau khi uống nhiều bia.

3. Rượu, bia làm suy giảm chức năng thận

Uống nhiều rượu, bia khiến thận phải tăng cường hoạt động để thực hiện chức năng lọc bỏ độc tố khỏi cơ thể. Dần dần, sẽ làm chức năng thận bị suy giảm, kéo theo việc đào thải axit uric sẽ kém hơn, khiến chúng tích tụ và gây cơn đau gút.

Phòng ngừa bệnh gút bằng cách nào?

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút, ngoài việc hạn chế sử dụng rượu, bia, người mắc nên thực hiện một số thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như sau: 

- Không ăn thực phẩm giàu purin: Các thực phẩm cần hạn chế là: Gan, lòng, cật, tim, tiết, thịt muối, phô mai, tôm, cua,... Ngoài ra, bạn cũng cần tránh một số loại rau có hàm lượng purin tương đối cao như: Nấm, măng tây,...

- Uống nhiều nước: Người bị bệnh gút nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra khỏi cơ thể.

- Không nên nhịn đói: Nhịn đói có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên nhịn đói.

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này vừa bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gút tái phát.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

- Tập luyện đều đặn: Khi cơn đau không xuất hiện, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga, đạp xe… để khớp xương dẻo dai và phòng ngừa bệnh gút tốt hơn.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng. Các sản phẩm này an toàn, không gây tác dụng phụ mà tiện lợi khi sử dụng.