Bệnh gout, theo tây y đó là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric (AU) máu (cụ thể Nam trên 420μmol/l; Nữ trên 360μmol/l). Còn đông y gọi là bệnh thống phong, bao gồm thể phong thấp nhiệt, thể khí trệ trọc ứ, thể tỳ hư trọc ứ, thể thận hư trọc ứ. Bệnh biểu hiện khớp đau dữ dội, bỏng rát, kèm theo sưng, nóng, đỏ, đau, thường gặp ở các khớp ở chi dưới như ngón chân cái, gối, bàn ngón chân. Bệnh tiến triển thành gout mạn tính có hạt tôphi ở mô mềm.
Thông thường (kể cả thầy thuốc và bệnh nhân) khi nói đến bệnh gút chỉ quan tâm đến acid uric máu và những cơn viêm khớp cấp, mà ít khi đề cập đến các biến chứng của bệnh. Bản thân người bệnh do chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh nên thường chủ quan, không quyết tâm kiên trì điều trị. Vì thế việc điều trị bệnh gút tưởng như dễ nhưng rất ít người bệnh được điều trị một cách có hiệu quả. Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đến Viện gút đã kháng trị với các biện pháp điều trị thông thường.
Biến chứng nguy hiểm do bệnh gout Theo thống kê, benh gút (hay còn gọi là thống phong) chiếm 1-2% dân số ở các nước phát triển và đứng thứ tư trong số 15 bệnh khớp thường gặp tại nước ta. Bệnh gout rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm xương khớp khác và nếu điều trị không đúng cách, không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Có nhiều loại biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị gút:
Tổn thương xương khớp: Các khớp xương bị hủy hoại nghiêm trọng, bênh nhân có thể mất khả năng di chuyển. Các hạt tôphi bị vỡ loét khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp, gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
Suy thận, sỏi thận: Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gout có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gút dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút nhưng gây độc cho thận (probenecid, sulfinpyrazone, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, colchicin...) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.
Ngoài ra bệnh gout còn làm tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Tai biến do dùng thuốc: Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.
Đái tháo đường, tăng huyết áp: Bệnh gout thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Sưu tầm.