chứng của viêm khớp hoặc do chấn thương khi hoạt động mạnh. Tuy nhiên, có một thực tế mà ít người biết tới, đó là đau ở khớp gót chân cũng là biểu hiện của bệnh gút. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm cho mình giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bệnh gút là gì? Nguyên nhân hình thành do đâu?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp phát triển ở người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc chức năng thận bị suy yếu, không thể bài tiết hiệu quả sẽ khiến axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn.
Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric có thể kể tới như:
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, uống đồ có đường sẽ làm tăng axit uric máu và gây cơn đau bệnh gút. Việc uống quá nhiều rượu, bia cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
- Thừa cân, béo phì: Nếu thừa cân, bạn sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận sẽ gặp khó khăn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và các bệnh về tim, thận cũng có thể khiến bạn bị cơn đau gút tấn công.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, giảm đau,… đều có thể làm tăng nồng độ axit uric máu.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.
Gót chân đau, đỏ, sưng phồng – Cảnh giác dấu hiệu của bệnh gút
Bệnh gút thường xuất hiện ở các khớp nhỏ trong cơ thể như khớp ngón chân, khớp ngón tay,… Tuy nhiên, khi gút tiến triển nặng, nó có thể gây đau ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có khớp gót chân.
Khi gút xuất hiện ở gót chân, nó sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như: Gót chân nóng, đau, đỏ, sưng phồng. Tình trạng này khiến nhiều người nhầm lẫn với một số bệnh lý về xương khớp khác nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, ít mang đến hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như:
- Khớp gót chân đau dữ dội về đêm. Người bệnh cảm nhận cơn đau đớn chưa từng có, chỉ cần một cơn gió thổi qua cũng không thể chịu đựng được.
- Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài trong đêm rồi giảm sau khoảng 2 - 7 ngày.
- Khi cơn gút giảm, lớp da quanh gót chân bị bong tróc và ngứa.
- Da vùng gót chân đỏ và hơi tía xung quanh, trông giống như bị nhiễm trùng.
- Người mắc bệnh gút bị giới hạn cử động ở khớp gót chân, một số trường hợp không thể đi lại được, phải nhờ tới sự trợ giúp của người thân.
Bệnh gút ở khớp gót chân được chẩn đoán như thế nào?
Nếu nghi ngờ bệnh gút là nguyên nhân gây ra sự khó chịu ở gót chân, bạn có thể sẽ được chỉ định làm một hoặc nhiều xét nghiệm để tìm ra lý do chính xác. Các xét nghiệm này bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Để đo nồng độ axit uric và creatinin trong máu, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, xét nghiệm máu có thể trả về kết quả sai lệch, vì một số người bị bệnh gút nhưng không có chỉ số axit uric máu cao. Ngược lại, có một số trường hợp nồng độ axit uric máu cao nhưng không gặp triệu chứng của bệnh gút.
- Chụp tia X: Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn chụp X-quang. Phương pháp này không thể xác định bệnh gút nhưng nó giúp loại trừ các nguyên nhân do tình trạng viêm khác.
- Siêu âm: Siêu âm cơ xương khớp có thể phát hiện tinh thể urat ở khớp. Xét nghiệm này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu nhiều hơn ở Hoa Kỳ.
- Chụp CT năng lượng kép: Quét hình ảnh này có thể phát hiện các tinh thể urate ngay cả khi không xảy ra tình trạng viêm. Vì xét nghiệm này đắt tiền và không phổ biến nên bác sĩ cũng sẽ ít khi chỉ định cho bệnh nhân áp dụng.
Điều trị bệnh gút ở khớp gót chân bằng cách nào?
Hiện nay, chưa có cách chữa bệnh gút khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ giúp hạn chế những cuộc tấn công và kiểm soát triệu chứng. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là những phương pháp cải thiện bệnh gút hiệu quả.
- Sử dụng thuốc: Nếu được chẩn đoán bị bệnh gút, rất có thể bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút gồm: Colchicine, corticosteroid, thuốc hạ axit uric trong máu… Thuốc tây có thể giúp giảm đau nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Thay đổi lối sống: Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống để giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát, bao gồm: Tránh một số thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau gút như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…; Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá; Duy trì cân nặng phù hợp; Uống đủ nước…
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng. Các sản phẩm này an toàn, không gây tác dụng phụ mà tiện lợi, không cần sắc nấu như những bài thuốc đông y thông thường.