Đau khớp ngón chân cái là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh gút. So với việc sử dụng thuốc tây để giảm đau khớp ngón chân cái do gút có thể gây nhiều tác dụng phụ, hiện nay, nhiều người đang tin tưởng sử dụng thảo dược để kiểm soát bệnh hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đau khớp ngón chân cái - Dấu hiệu điển hình của bệnh gút

Bệnh gút là tình trạng viêm khớp đặc trưng bởi cơn đau, sưng, nóng, đỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là những cơn đau đột ngột giữa đêm và sáng sớm. Khớp ngón chân cái là vị trí dễ bị cơn đau gút tấn công nhất. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác như: Khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp bàn tay, khớp ngón tay,…

Theo chuyên gia, đau khớp ngón chân cái nhiều khả năng là triệu chứng của bệnh gút. Cơn đau gút thường xuất hiện ở các khớp nhỏ trong cơ thể, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Khi gút xuất hiện ở ngón chân, nó sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như: Ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng. Tình trạng này khiến người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong cử động, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đau khớp ngón chân cái cũng có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác như: Viêm khớp, chấn thương khi vận động mạnh,…

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút ban đầu là do dư thừa axit uric trong máu hoặc tăng axit uric máu gây ra. Axit uric được sản xuất trong cơ thể, cụ thể là do quá trình phân hủy purin, hợp chất hóa học có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm và hải sản. Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể, từ đó gây ra viêm và đau ở khớp cũng như những  mô xung quanh.

 Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bao gồm:

- Tuổi tác và giới tính: Nam giới dễ mắc bệnh gút hơn do cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau khi mãn kinh có mức axit uric gần bằng với nam giới.

- Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gút cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh

- Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa khiến chỉ số axit uric trong máu sản sinh nhiều hơn và chức năng thận bị suy giảm khiến chúng không được đào thải ra ngoài một cách hiệu quả.

Phòng ngừa đau gút ở ngón chân cái bằng cách nào?

Để kiểm soát bệnh gút, phòng người cơn đau khớp ngón chân cái tái phát, bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm tốt như trên, bạn cần chú ý một số điểm sau:

- Uống đủ nước (2 - 2.5 lít) mỗi ngày, nên kết hợp dùng nước từ rau, củ quả.

- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì tập trung một loại.

- Nên lựa chọn các loại thịt ít purin như: Thịt cá sông, thịt động vật màu trắng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 50 - 100g mỗi ngày là đủ.

- Không nên ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...

 Người bị bệnh gút không nên ăn thịt đỏ

Người bị bệnh gút không nên ăn thịt đỏ

- Tránh những loại đồ uống, nước giải khát hoặc nước đóng chai chứa nhiều đường vì có thể gây béo phì, khiến bệnh gút tiến triển nặng hơn.

- Bạn cũng cần tránh uống rượu hoặc bia bởi có chứa cồn làm giảm thải trừ axit uric, khiến cơn đau tái phát nhanh hơn.