Bệnh gút không được kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cũng bởi vậy mà việc làm sao để ngăn chặn biến chứng bệnh gút luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh. Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn sản phẩm để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh gút đang được nhiều người tin dùng.
Những thông tin về bệnh gút
Gút là tình trạng viêm khớp phổ biến gây ra cơn đau dữ dội tại khớp. Vị trí bệnh gây đau phổ biến là khớp ngón chân cái, tuy nhiên, nó cũng có thể gây đau tại các vị trí khác như: Ngón tay, bàn tay, bàn chân, đầu gối,… Ở giai đoạn mạn tính, người bị bệnh gút có thể thấy đau tại nhiều vị trí cùng một lúc. Tình trạng này được gọi là đau gút đa khớp.
Gút là bệnh lý quen thuộc với người dân Mỹ. Bệnh ảnh hưởng tới 8,3 triệu người Mỹ, tương đương với 4% dân số nước này. Tỷ lệ tăng nồng độ axit uric cũng cao hơn, ảnh hưởng tới 43,3 triệu người Mỹ (chiếm 21%).
Tại Việt Nam, trong những năm qua, tốc độ gia tăng của bệnh gút rất đáng báo động. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này nằm trong lứa tuổi từ 20 - 40 cũng tăng lên so với trước đây.
Nguyên nhân gây bệnh gút
Nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (lớn hơn 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ). Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết được sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn. Những yếu tố khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao phải kể tới như:
- Sử dụng sản phẩm giàu purin: Purin là hợp chất mà khi vào cơ thể chúng sẽ phân hủy thành axit uric. Các thực phẩm giàu purin bao gồm: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và rượu. Một số loại rau cũng có thể làm tăng axit uric, chẳng hạn như: Đậu Hà Lan, đậu lăng, rau bina, măng tây, súp lơ và nấm.
- Sử dụng rượu, bia: Rượu khi vào cơ thể sẽ làm hạn chế quá trình đào thải axit uric. Còn bia thì giàu purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric máu một cách nhanh chóng.
- Uống nhiều nước ngọt: Nước ngọt đóng chai thường chứa hàm lượng fructose cao. Đường fructose kích thích cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn.
- Sử dụng thuốc: Dùng các loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Bệnh gút chia thành 3 giai đoạn chính là: Tăng axit uric không triệu chứng; Giai đoạn cấp tính và mạn tính. Các biến chứng của bệnh gút thường phát triển và nghiêm trọng ở giai đoạn mạn tính. Lúc này, các cơn đau tái phát thường xuyên với mức độ nặng hơn rất nhiều. Nếu người mắc gút vẫn không có cách để kiểm soát bệnh tốt thì các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là những biến chứng bệnh gút ở giai đoạn mạn tính bạn không thể coi thường.
- Tàn phế: Cơn đau gút có thể ảnh hưởng đến quá trình đi lại, vận động và các hoạt động hàng ngày khác của người bệnh. Ở giai đoạn mạn tính, người bị gút sẽ thấy xuất hiện các cục u ở tay, chân. Đến một thời điểm nhất định, những cục này vỡ ra gây loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Nghiêm trọng hơn, các khớp xương có thể bị hủy hoại, thậm chí gây tàn phế, biến dạng khớp.
- Bệnh sỏi thận, suy thận: Ở người bị gút, tinh thể muối urat lắng đọng tại nhiều cơ quan, trong đó thận dễ bị ảnh hưởng nhất. Vì tinh thể muối urat lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc, viêm đường tiểu, ứ nước, giãn thận,… Nếu tinh thể muối urat lắng đọng trong các ống thận sẽ gây viêm và tắc ống thận, làm tổn thương tổ chức nhu mô và giảm chức năng của thận.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, bệnh gút làm tăng nguy cơ đau tim ở nam giới lên 26% và phụ nữ mắc gút phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ tăng lên 39%. Một nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ tử vong vì suy tim của người mắc gút cao gấp đôi so với người không mắc phải căn bệnh này.