Bệnh gút mạn tính được xem là giai đoạn muộn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ở giai đoạn này, người bệnh thấy cơn đau xuất hiện nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Để cải thiện tình trạng bệnh gút mạn tính, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên.

Thông tin về bệnh gút mạn tính

Bệnh gút là tình trạng viêm khớp hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao quá mức cho phép. Axit uric là sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa một hợp chất có tên gọi là purin. Bình thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại bỏ ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, sản sinh quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy giảm chức năng, không thể đào thải chúng ra khỏi cơ thể sẽ làm tích tụ trong máu, lâu dần hình thành tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây cơn đau gút. 

Bệnh gút mạn tính phát triển ở những người mắc bệnh gút có nồng độ axit uric trong máu cao đã nhiều năm nhưng không có phương pháp nào để kiểm soát tốt. Ở giai đoạn này, các cơn đau gút trở nên thường xuyên hơn. Nếu người bệnh vẫn không có cách để kiểm soát bệnh tốt thì nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi bị gút mạn tính, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng điển hình như:

- Xuất hiện hạt tophi: Các hạt tophi thường xuất hiện tại khớp ngón tay, khuỷu tay, khớp ngón chân, đầu gối, quanh vành tai… 

- Viêm khớp nặng: Tình trạng viêm khớp nặng hơn, khớp sưng, đau dữ dội với tần xuất tái phát nhiều lần trong tháng.

- Ảnh hưởng tới nhiều khớp hơn: Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều khớp cùng một lúc được gọi là gút đa khớp.

- Chỉ số axit uric cao, thường ở mức khoảng 580 - 700 µmol/l.

Bệnh gút mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Ở giai đoạn mạn tính, bệnh gút không chỉ khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể: 

- Tàn phế: Người bị gút mạn tính thường xuất hiện hạt tophi. Thông thường, hạt tophi không đau nhức mà chỉ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, các hạt này sẽ to dần, bị vỡ gây viêm và lở loét. Nhiễm trùng nặng khiến các mô bị tổn thương, khớp có thể đi ra khỏi liên kết vốn có và trở nên bất động, gây tàn phế vĩnh viễn.

- Dễ mắc bệnh sỏi thận, suy thận: Các tinh thể urat tích tụ ở thận và hình thành sỏi. Có khoảng 15% người mắc bệnh gút sẽ phát triển sỏi thận. Ngoài ra, sự tích tụ axit uric trong cơ thể dễ dẫn tới tình trạng suy thận theo thời gian.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, bệnh gút làm tăng nguy cơ đau tim ở nam giới. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng để hiểu mối liên hệ này nhưng nồng độ axit uric trong cơ thể cao có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề ấy.

- Tăng nguy cơ đột quỵ: Một trong những biến chứng bệnh gút phải kể đến chính là nguy cơ đột quỵ và tai biến của người bị gút thường cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Nguyên nhân do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim.