Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến triển của bệnh gút. Vì vậy, người mắc gút nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin sẽ không tốt cho sự cải thiện tình trạng bệnh. Vậy, bị bệnh gút ăn được cá gì và nên chế biến như thế nào? Hãy tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên trong nội dung bài viết sau.

Bị bệnh gút có ăn được cá không?

Nhiều người bị bệnh gút rất khổ sở khi cơn đau gút tái phát. Mặc dù đã kiêng rất kỹ các loại thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… nhưng cơn đau gút vẫn xuất hiện thường xuyên. Vậy, bị bệnh gút có ăn được cá không?

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể. Cá giàu axit béo omega-3, hàm lượng dinh dưỡng cao, lượng chất béo thấp nên giúp làm giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đây còn là thực phẩm hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Cá cũng giàu protein nhưng không chứa quá nhiều purin, do vậy, người bị gút hoàn toàn có thể ăn cá trong mức độ cho phép.

Người bị bệnh gút ăn được cá gì?

Người mắc bệnh gút có thể ăn cá nhưng nên lưu ý, không nên ăn các loại cá biển chứa hàm lượng purin cao như: Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá cơm,… mà thay vào đó, nên ăn các loại cá sông, cá nước ngọt như: Cá chép, cá rô, cá diêu hồng, cá trắm, cá quả… Vì đây đều là những loại cá có hàm lượng nhân purin trung bình khoảng 50 – 150 mg purin/100 gram nên khá lành cho người mắc gút.

Tuy người bị bệnh gút ăn được cá nhưng cách chế biến cần lưu ý một số điều sau:

- Tránh chiên, rán mà nên hấp, nướng,…

- Hạn chế ăn các loại cá rán vì trong cá có nhiều dầu mỡ có thể làm tăng axit uric.

- Hãy sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật khi nấu nướng.

- Không ăn quá 150g cá/ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 4 bữa cá.

- Khi ăn cá, nên kết hợp với các loại rau xanh.