Bệnh gút ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đây là một trong các bệnh lý xương khướp có liên quan đến chuyển hóa gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh gút nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời có thể gây nhiều biến chứng trên tim mạch, thận tiết niệu và đặc biệt là xương khớp.

Bệnh gút được nghiên cứu, hội đàm tại nhiều chương trình quốc gia, quốc tế về sức khỏe. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị triệt để. Do đó, bệnh đến nay vẫn là bệnh mạn tính chưa có thuốc điều trị. Phương pháp điều trị hiện nay là sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ giảm tình trạng viêm đau trong đợt cấp và kéo dài thời gian tái phát cơn gút cấp.

Xét về nguyên nhân gây bệnh để biết tại sao bệnh gút lại là một trong số các bệnh khó điều trị hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này đến 95%  nguyên phát. Tức là có nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa. Như vậy có thể thấy bệnh gút tiềm ẩn ở số đông người, nhưng tại sao mọi người lại nói bệnh gút do ăn uống không khoa học? Đó là do, không phải ai có nguy cơ cũng tiến triển và phát bệnh. Tuy nhiên nhưng người lại dễ phát bệnh hơn người bình thường. Ví dụ, mức độ hai người có chế độ ăn uống và sinh hoạt tương tự nhau nhưng chỉ có người mang nguy cơ mới bệnh. Như vậy chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định nhưng lại là yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành các cơn gút cấp. Hiểu về bệnh gút chúng ta cũng có thể thấy yếu tố dinh dưỡng cũng là cách để chúng ta bảo vệ mình tốt nhất trước bệnh gút. Bệnh gút thường khởi phát do nồng độ acid uric tăng cao kéo dài trong máu. Mà nguyên nhân này là do tăng nạp purin từ thức ăn, rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến chức năng chuyển hóa của gan và giảm đào thải acid uric qua nước tiểu liên quan đến chức năng lọc của thận. Như vậy, có thể thấy muốn điều chỉnh và kiểm soát bệnh gút thật tốt chúng ta cần có chế độ ăn uống thật khoa học giảm lượng purin nạp vào, đồng thời tăng cường chức năng gan thận để ổn định chuyển hóa và bài tiết acid uric của cơ thể.

Bông tuyết