Việc tìm ra một phương pháp điều trị bệnh gút mang tới hiệu quả cao luôn là mong muốn của nhiều người. Bạn đã từng nghe tới cách chữa bệnh gút bằng baking soda chưa? Đây là một trong những liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị gút hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Cụ thể phương pháp này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết ở trong bài viết sau.
Bệnh gút là gì?
Gút là một dạng viêm khớp xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Axit uric tạo thành tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại một hoặc nhiều khớp, dẫn đến đau đớn dữ dội.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở các khớp dưới của cơ thể như: Khớp đầu gối, mắt cá chân, ngón chân. Tuy nhiên, gút có thể tấn công ở bất cứ khớp nào trên cơ thể như: Khớp ngón tay, khuỷu tay, bàn tay,…
Mức độ nặng nề của cơn đau gút có thể khác nhau ở mỗi người. Thời gian trung bình của một đợt bùng phát bệnh là từ 7 – 10 ngày. Đa số người bệnh cảm thấy đau đớn nhất vào ngày đầu tiên. Tình trạng này sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo và hết hẳn, khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, cơn đau gút có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu của bệnh gút
Các dấu hiệu thường gặp nhất của một cuộc tấn công bệnh gút là:
- Đau đột ngột: Gút thường bắt đầu bằng những cơn đau đột ngột ở khớp vào giữa đêm hoặc buổi sáng. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng các chuyên gia tin rằng, nhiệt độ cơ thể thấp là nguyên nhân khiến người bị gút phải chịu đau đớn nhiều hơn.
- Khớp yếu hơn: Khi cơn đau gút cấp tính xuất hiện, bạn có thể nhận thấy khớp yếu hơn bình thường và cảm giác ấm khi chạm vào.
- Da quanh khớp chuyển màu: Ở hầu hết các trường hợp, da quanh khớp bị ảnh hưởng sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ tía.
- Cứng khớp: Khi bị gút, bạn sẽ thấy các khớp bị cứng, khó di chuyển. Một số người còn không thể đi lại được khi cơn đau xuất hiện.
- Nghe thấy khớp có tiếng kêu khi di chuyển: Với độ cứng khớp, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu “lục cục” khi cố gắng cử động.
Điều trị bệnh gút bằng baking soda – Lạ mà hiệu quả
Bệnh gút thường ít gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia nhận định, gút là bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay, có một số liệu pháp tự nhiên đang được nhiều người áp dụng để kiểm soát bệnh gút, trong đó có baking soda.
Vào thế kỷ 19, một bác sĩ người Anh tên Alfred Baring Garrod đã phát hiện rằng, cách tốt nhất để điều trị bệnh gút là cân bằng độ pH trong cơ thể. Sử dụng baking soda giúp cân bằng độ pH nên đây được xem là phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả.
Cách để hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng baking soda rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm ½ muỗng cà phê baking soda vào khoảng 250ml nước ấm và khuấy đều cho tới khi tan hoàn toàn. Thời điểm tốt nhất để uống nước baking soda là buổi tối, trước khi đi ngủ và sáng sớm. Điều này sẽ giúp hạn chế cơn đau gút tấn công vào ban đêm.
Bạn có thể thêm một loại trái cây có múi như: Chanh, cam vào hỗn hợp để tạo hương vị và tăng thêm công dụng kiểm soát bệnh gút.
Lưu ý, baking soda có nhiều natri nên bạn chỉ nên uống hỗn hợp này với liều lượng nhỏ. Ngoài ra, hãy giảm lượng muối bạn sử dụng trong thực phẩm khi bạn đang áp dụng cách điều trị bệnh gút bằng baking soda. Thay vì sử dụng muối, bạn có thể dùng thảo mộc tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.
Những lưu ý giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả hơn
Để tăng hiệu quả của phương pháp này, hãy chắc chắn rằng, bạn vẫn có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bởi vì chúng rất quan trọng, có thể giúp ngăn chặn bệnh gút tái phát trong tương lai.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể thuận lợi hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người uống đủ nước ít bị cơn đau gút tái phát hơn. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây tươi như: Nước ép dưa hấu, dâu tây, anh đào,…
- Tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo như: Sữa chua, sữa tách kem, phô mai,... Những thực phẩm này đã được biết đến với công dụng giảm mức độ nghiêm trọng cũng như số lượng các cuộc tấn công của bệnh gút.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu thừa cân, mức axit uric có trong cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Do đó, khi bạn đạt được trọng lượng khỏe mạnh, nồng độ axit uric sẽ trở nên thấp hơn. Nếu đang ăn kiêng để giảm cân, hãy chắc chắn rằng, bạn thực hiện nó bằng phương pháp lành mạnh. Không nên giảm cân quá nhanh bằng cách kiêng khem quá mức, nhịn ăn hay tập luyện quá sức.
- Hạn chế thực phẩm giàu purin: Purin là một hợp chất mà khi vào cơ thể, chúng sẽ phân hủy và tạo ra axit uric. Vì vậy, việc hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa bệnh gút tấn công trong tương lai hiệu quả. Các thực phẩm giàu purin, bao gồm: Thịt đỏ (thịt cừu, thịt dê, thịt bò); Hải sản ( hàu, sò điệp, cá thu, cá trích); Nội tạng động vật ( gan, lòng, thận)…