Đau khớp ngón chân cái có phải là triệu chứng của bệnh gút không và làm sao để phân biệt cơn đau gút với các bệnh lý về xương khớp khác luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nếu đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!
Đau khớp ngón chân cái có phải triệu chứng của bệnh gút?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp đặc trưng bởi cơn đau, sưng, nóng, đỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm và sáng sớm. Khớp ngón chân cái là vị trí dễ bị cơn đau gút tấn công nhất. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác như: Khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp bàn tay, khớp ngón tay,…
Nhiều thống kê cho thấy, bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 30 – 50 tuổi. Đây là bệnh mạn tính có khả năng tái phát cao. Thời gian bệnh gút tái phát có thể khác nhau ở mỗi người. Có người vài năm mới tái phát cơn đau gút 1 lần, nhưng cũng nhiều người tái phát cơn đau chỉ sau 2 – 3 tháng, thậm chí tái phát 2 lần/tháng.
Theo chuyên gia, đau khớp ngón chân cái nhiều khả năng là triệu chứng của bệnh gút. Cơn đau gút thường xuất hiện ở các khớp nhỏ trong cơ thể, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Khi gút xuất hiện ở ngón chân, nó sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như: Ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng. Tình trạng này khiến người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong cử động, sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, đau khớp ngón chân cái cũng có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác như: Viêm khớp, chấn thương khi vận động mạnh,…
Phân biệt cơn đau do bệnh gút và viêm khớp
Gút và viêm khớp là hai bệnh khá phổ biến. Do cùng có các triệu chứng điển hình như: Sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên rất nhiều người dễ nhầm lẫn hai bệnh này, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Cách điều trị gút không giống với phương pháp chữa viêm khớp nên việc chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt, hạn chế nguy cơ hình thành biến chứng. Dưới đây là một số khác biệt của cơn đau do gút và cơn đau do viêm khớp.
Bệnh gút
|
Viêm khớp |
– Cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội kèm sưng tấy, nóng, xung huyết… ở một khớp (thường là ngón chân cái), không đối xứng. – Cơn đau thường khởi phát đột ngột về đêm, kéo dài từ 3 - 10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. – Toàn thân sốt cao, rét run, mệt mỏi, cứng khớp. – Khởi phát chủ yếu ở khớp ngón chân cái (70%), ngoài ra còn có khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay,... (chiếm 30%)
|
– Đau và cứng khớp xảy ra ở nhiều khớp trên cơ thể, có tính đối xứng (viêm khớp dạng thấp). – Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng và kéo dài hơn 30 phút. – Toàn thân cảm thấy mệt mỏi, giảm cân và có triệu chứng như cảm cúm. – Có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trên cơ thể như: Khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp bàn tay... |
Mặc dù 2 bệnh này có thể phân biệt được nếu chịu khó quan sát triệu chứng, tuy nhiên, để xác định chính xác, tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám xét nghiệm chỉ số axit uric trong máu và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Làm sao để cải thiện triệu chứng đau khớp ngón chân cái do bệnh gút?
Để kiểm soát bệnh gút, phòng người cơn đau khớp ngón chân cái tái phát, bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm tốt như trên, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Uống đủ nước (2 - 2.5 lít) mỗi ngày, nên kết hợp dùng nước từ rau, củ quả.
- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm thay vì tập trung một loại.
- Nên lựa chọn các loại thịt ít purin như: Thịt cá sông, thịt động vật màu trắng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 50 - 100g mỗi ngày là đủ.
- Không nên ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
- Tránh những loại đồ uống, nước giải khát hoặc nước đóng chai chứa nhiều đường vì có thể gây béo phì, khiến bệnh gút tiến triển nặng hơn.
- Bạn cũng cần tránh uống rượu hoặc bia bởi có chứa cồn làm giảm thải trừ axit uric, khiến cơn đau tái phát nhanh hơn.