Rất nhiều người nhận thấy bệnh gút dễ tái phát hơn sau mỗi lần họ ăn nhiều hải sản. Trong những tình huống này, người bệnh nên làm gì để giảm nhẹ cơn đau khớp và về lâu dài thì phải làm sao để kiểm soát bệnh gút, ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả? Nếu đang có những băn khoăn này thì bạn đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Gút là tình trạng viêm khớp xảy ra do lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến việc hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp gây ra cơn đau dữ dội, đặc biệt bệnh rất dễ xuất hiện vào ban đêm.

Axit uric hình thành do quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể từ nhân tế bào hoặc từ các thực phẩm có chứa nhiều purin nạp vào cơ thể. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận đào thải ra ngoài thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều hoặc thận bài tiết kém sẽ khiến axit uric tích tụ trong máu, hình thành các tinh thể urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây đau, viêm, sưng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng và là nguyên nhân gián tiếp gây cơn đau gút như:

- Chế độ ăn giàu purin: Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, đồ uống có đường dễ làm tăng nồng độ axit uric và gây cơn đau gút.

- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm tăng axit uric máu và dẫn đến cơn đau gút. Các loại thuốc dễ làm tăng axit uric máu gồm có: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ axit uric máu, thuốc giảm đau, thuốc chữa bệnh ung thư,…

- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn có nhiều khả năng mắc phải căn bệnh này.

- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới độ tuổi từ 30 đến 50. Tuy nhiên, phụ nữ cũng dễ gặp triệu chứng bệnh gút sau thời kỳ mãn kinh.

- Điều kiện y tế: Mắc một số bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, các vấn đề về thận cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh gút.

Tại sao bệnh gút dễ tái phát sau khi ăn hải sản?

Hải sản là món ăn ưa thích của nhiều người, chúng chứa đạm và các chất dinh dưỡng, giàu vitamin và các khoáng chất như: Canxi, kẽm, sắt, đồng, kali,… tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3 cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh gút thì hải sản lại là món ăn cần phải hạn chế trong thực đơn hàng ngày, bởi chúng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau gút. Nguyên nhân bởi hải sản là nguồn thực phẩm giàu purin, khi vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ axit máu, từ đó gây ra cơn đau gút cấp. Mỗi bữa ăn hải sản có thể dẫn đến nguy cơ tăng 7% cơn đau tại các khớp.

Nghiên được tiến hành bởi trường Cao đẳng Thấp khớp Hoa Kỳ đã quan sát 47.000 người đàn ông trong khoảng thời gian 12 năm. Các nhà nghiên cứu cung cấp cho những người tham gia một bảng câu hỏi để ghi lại lượng thức ăn hàng ngày của họ. Dữ liệu từ nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều thịt có nguy cơ phát triển bệnh gút cao gấp 1,41 lần so với người ăn ít thịt. Tương tự như vậy, những người ăn hải sản tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 1,51 lần so với người ăn ít hải sản.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có nhiều loại hải sản người bị gút vẫn có thể ăn như: Cá hồi, cá tầm, tôm, cua, cá, sò, ốc,… vì chúng chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn có thể sử dụng chúng với một lượng vừa phải, miễn sao số lượng chất đạm từ các thức ăn đó không vượt quá tiêu chuẩn là 1g chất đạm cho 1kg cân nặng mỗi ngày. Người bị gút có thể ăn các loại cá sông bởi chúng chứa ít nhân purin hơn.

Nên làm gì khi bị đau gút sau khi ăn hải sản

Khi thấy cơn đau gút tái phát, bạn có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây để cải thiện bệnh được tốt hơn:

- Chườm đá: Chườm lạnh giúp làm dịu cơn đau tại các khớp một cách hiệu quả. Bạn hãy bỏ vài viên đá vào một chiếc khăn mềm, sau đó chườm lên khu vực bị đau khoảng 20 - 30 phút. Chườm liên tục đến khi cảm thấy đỡ đau thì dừng. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và dễ chịu hơn. Khi chườm đá, bạn hãy nhấc chân hoặc tay, nơi có khớp bị đau lên để tránh tụ máu.

- Nâng cao chỗ khớp bị sưng: Cách này giúp tăng cường lưu thông máu. Nếu chân bị ảnh hưởng, bạn nên nằm trên giường và nâng chân cao hơn người bằng cách kê một chiếc gối phía dưới. Cách làm này cũng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

- Ngâm chân nước ấm: Khi cơn đau gút cấp tái phát, bạn có thể ngâm chân vào một chậu nước ấm. Để mang tới hiệu quả giảm đau tốt hơn, bạn có thể sử dụng lá lốt hoặc lá tía tô đun lên và lấy nước để ngâm chân hàng ngày. Ngâm chân nước ấm sẽ giúp khớp được thư giãn và giảm cơn đau gút cấp hiệu quả. Cách làm này đặc biệt có lợi cho người bị gút tấn công ở các khớp ngón chân, bàn chân, mắt cá chân,…

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh gút tái phát, người bệnh cũng nên hạn chế tối đa các thực phẩm giàu purin khác như: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, dê, ngựa…), nội tạng động vật (gan, dạ dày, lòng…), các thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ như: Xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, gà rán,… Thay vào đó, nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như: Dưa leo, bí xanh, bí đỏ, táo, quả cherry,…