Cơn đau gút kéo dài bao lâu là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo chuyên gia, cơn đau gút đầu tiên xuất hiện thường không gây quá nhiều đau đớn, nhiều người có thể chịu đựng được mà không phải dùng thuốc. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơn đau gút sẽ tái phát với mức độ nặng nề hơn rất nhiều.

Những thông tin bạn cần biết về bệnh gút

Gút là bệnh lý về viêm khớp mạn tính gây nhiều đau đớn cho người mắc. Nguyên nhân trực tiếp hình thành bệnh gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (trên 420 µmol/l với nam và vượt ngưỡng 360 µmol/l với nữ). Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một hợp chất có tên gọi là purin. Purin có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

 Axit uric trong máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Axit uric trong máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Có một số nguyên nhân khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao như: Do chế độ ăn thiếu lành mạnh; Bị thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia xác định, rối loạn chuyển hóa và chức năng thận suy giảm là nguyên nhân chính gây bệnh gút:

- Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn: Thông thường, khi ăn các thực phẩm giàu purin, cơ thể sẽ phân hủy và chuyển hóa thành axit uric nhờ các enzym như: Xanthine oxidase, nucleotidase,... Khi cơ thể sản sinh quá nhiều purin hoặc do ăn lượng lớn thực phẩm giàu đạm sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể nhiều hơn.

- Chức năng gan, thận suy giảm: Gan là cơ quan có nhiệm vụ chuyển hóa axit uric, còn thận thì giúp bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan, thận bị suy giảm sẽ khiến axit uric không được chuyển hóa qua gan và đào thải đầy đủ qua thận, lâu dần kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng trong cơ thể và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi muối urat lắng đọng tại khớp sẽ gây ra cơn đau gút.

Cơn đau gút kéo dài bao lâu?

Khi bị bệnh gút, người mắc sẽ nhận thấy có triệu chứng đau tại khớp. Các dấu hiệu của bệnh gút thường bắt đầu khởi phát ở khớp ngón chân cái và xuất hiện đột ngột về đêm.

Người bệnh sẽ nhận thấy có cơn đau dữ dội nhất trong khoảng 2 – 3 ngày đầu. Sau đó, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày.

Với nhiều trường hợp, cơn đau gút không quá nặng nề, thậm chí người bệnh không cần phải sử dụng thuốc cơn đau cũng tự khỏi. Tuy nhiên, gút là bệnh mạn tính tái phát từng đợt nên cơn đau khớp sẽ lại xuất hiện sau khoảng vài tháng tới vài năm. 

34.jpg

Cơn đau gút khiến người bệnh khó chịu

Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.

Làm sao để phòng ngừa cơn đau gút tái phát?

Gút là bệnh mạn tính, hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp chủ yếu giúp giảm axit uric trong máu và phòng ngừa cơn đau tái phát. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa cơn đau gút tái phát:

- Bổ sung nước: Nước giúp cơ thể đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng lọc thải axit uric, vừa hạn chế sự ion hóa và kết tủa của muối urat tại khớp.

- Sử dụng những thực phẩm ít purin: Người bị gút nên ăn các loại rau xanh, củ quả có lượng purin thấp như: Rau cải, bắp cải, củ cải, cà rốt…

- Hạn chế thực phẩm giàu đạm như: Thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, hải sản, nội tạng động vật…

- Giảm cân: Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân thì nên duy trì cân nặng ở mức bình thường để giảm áp lực lên các khớp, đĩa sụn đang bị tổn thương.

- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, đồ uống đóng chai… vì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lọc thải axit uric của thận, đồng thời gây tổn thương gan, tụy, làm mất cân bằng chuyển hóa axit uric trong máu.