Sau Tết là thời điểm cơn đau gout rất dễ tấn công khiến nhiều người đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống. Vậy khi bị bệnh gout tái phát sau Tết thì phải làm sao để cải thiện an toàn, hiệu quả, hạn chế phải dùng thuốc tây? Nếu đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Tại sao bệnh gout dễ tái phát sau Tết Nguyên đán?
Như bạn đã biết, bệnh gout là một tình trạng rối loạn chuyển hóa có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Có nhiều lý do khiến nồng độ acid uric tăng cao nhưng chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.
Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều thức ăn chứa purin và uống nhiều bia, rượu sẽ dễ bị gout hoặc tái phát cơn đau nhanh hơn so với người bình thường. Theo đó, purin - hợp chất có nhiều trong một số thực phẩm sẽ chuyển hóa thành acid uric khi vào cơ thể.
Trong các ngày Tết, mọi người thường có chế độ ăn uống nhiều những thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật. Điều này khiến cho chỉ số acid uric trong máu tăng nhanh và gây ra cơn đau khớp.
Bên cạnh đó, sử dụng nhiều thức uống có cồn như: Bia, rượu, nước ngọt đóng chai, lạm dụng chất kích thích, hút thuốc lá trong những ngày Tết cũng có thể khiến gout càng thêm trầm trọng. Những thức uống này thường làm suy giảm chức năng gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric, tạo điều kiện cho gout dễ dàng tấn công hơn.
Giảm cơn đau gout hiệu quả bằng cách nào?
Sau Tết, nếu nhận thấy có cơn đau gout nhẹ và không muốn dùng tới thuốc giảm đau thì bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để có cảm giác dễ chịu hơn:
- Chườm lạnh: Chườm một túi nước đá vào khớp của bạn trong 20 - 30 phút có thể giúp làm dịu cơn đau gout hiệu quả. Bạn hãy lấy một túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh và quấn nó trong một chiếc khăn. Sau đó, đặt khăn lau lên tay và ngón tay. Tiếp tục chườm lạnh trong nửa giờ hoặc cho đến khi các khớp của bạn cảm thấy tốt hơn. Lặp lại quá trình này vài giờ một lần trong ngày là cách làm giảm nhanh cơn đau gout cấp.
Chườm đá giúp giảm đau gout
- Nâng khớp gối: Cách này giúp tăng cường lưu thông máu. Nếu chân bị ảnh hưởng, bạn nên nằm trên giường và nâng chân cao hơn người bằng cách kê gối phía dưới. Cách làm này cũng sẽ giúp bạn thoải mái và làm cơn đau gout qua đi một cách dễ dàng hơn.
- Sử dụng dứa: Dứa chứa enzyme bromelain giúp chống viêm và có lợi cho cơn đau gout của bạn. Enzyme này cũng có tác dụng phá vỡ các mỏ acid uric, từ đó đưa nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng cho phép. Sử dụng dứa cũng là cách làm giảm nhanh cơn đau gout cấp hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp, uống nước ép dứa hoặc biến tấu dứa thành các món ăn hấp dẫn như: Bánh dứa, dứa xào thịt bò,… đều mang đến lợi ích nhất định trong việc điều trị bệnh gout.
- Trà thảo mộc: Nhâm nhi trà thảo mộc khi cơn gout cấp tấn công cũng có thể giúp bạn giảm đau. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà, trà hoa hồng, nước lá vối,.... Hãy đun sôi một ít nước trong ấm và thêm 2 muỗng canh (16 gram) thảo mộc trà khô. Để trà trong 10 - 20 phút rồi thưởng thức. Khi cơn đau kết thúc, bạn vẫn có thể áp dụng cách này để ngăn ngừa bệnh tái phát.