Acid uric tăng cao trong máu là nguyên nhân tiên phát cho bệnh gút. vậy lượng acid uric sản xuất ra từ đâu và làm sao để biết và phòng tránh bệnh gút.
Các nguồn chính tạo Acid uric trong cơ thể bao gồm:
1. Thức ăn chứa purin (100 – 200 mg/ngày)
2. Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái hóa biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày)
Quá trình tổng hợp nói trên được được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột.
Quá trình tổng hợp acid uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tăng acid uric máu.
Các con đường thải trừ chính của acid trong cơ thể bao gồm:
1. Qua nước tiểu: (400 – 1000 mg/ngày): ở thận, acid uric được lọc qua thận, 95% lượng lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần, rồi bài xuất tích cực ở các ống lượn xa.
2. Qua đường tiêu hóa: (100 – 200 mg/ngày): Mặc dù đây là con đường thải trừ yếu, tuy vậy có thể thấy acid uric trong mật, dịch vị và các dịch tiết của ruột.
Tăng quá mức nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Các tình trạng gây nên một quay vòng tế bào (turnover) nhanh và/ hoặc gây chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng nồng độ acid uric huyết thanh (tăng nồng độ acid uric trong máu [hyperuricemia]). Lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat rong hệ tiết niệu. Các nguyên nhân gây tích tụ acid uric trong cơ thể thường gặp nhất là cơ địa di truyền với khuynh hướng gây tăng sản xuất quá mức acid uric và suy giảm chức năng thận gây giảm khả năng bài tiết acid uric.
Cần nhắc lại là acid uric kết tủa khi nước tiểu có pH acid và các tinh thể acid uric thấu tia X (không can quang). Khi nghi ngờ có sỏi thận loại acid uric, do chụp phim Xquang bụng không thấy sỏi cản cản quang, chẩn đoán cần dựa trên siêu am hay chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV).
Trong trường hợp viêm khớp, định lượng acid uric trong dịch khớp hữu ích trong chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp do tăng acid uric trong máu (bệnh gout) với viêm khớp docacs nguyên nhân khác (chấn thương, thoái khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do pyrophosphat hay do viêm).
Cần ghi nhận là nguy cơ bị viêm khớp trong bệnh gout có mối tương qua với nồng độ acid uric trong máu và nguy cơ này trở lên quan trọng khi nồng độ acid uric trong máu > 530 μmol/L (9 mg/dL). Tuy vậy, có từ 20 đến 30% các trường hợp viêm khớp do gout có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường.
Công thức tính độ thanh thải acid uric như sau:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nồng độ acid uric huyết thanh (mmol/L)
Hệ số thanh thải này cho phép đánh giá khả năng thải trừ acid uric của từng cá thể.
Hệ số thanh thải acid uric phụ thuộc vào:
- Mức lọc cầu thận.
- Khả năng tái hấp thu của các ống thận gần.
- Khả năng bài xuất của các ống thận xa.
Gía trị bình thường:
1. Nồng độ acid uric trong máu
- Nam: 3,6 – 8,5 mg/dL hay 214 – 506 μmol/L
- Nữ: 2,3 – 6,6 mg/dL hay 137 – 393 μmol/L
2. Nồng độ acid uric trong nước tiểu
- 250 – 1000 mg/24h hay 1,5 – 5,9 mmol/24h
3. Nồng độ acid uric trong dịch khớp
- 2 – 6 mg/dL hay 0,1 – 0,3 mmol/L.
Chú ý khi có hiện tượng tăng nồng độ acid uric:
- Nếu phát hiện thấy bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric máu, cần hướng dẫn bệnh nhân tăng khẩu phần nước uống hàng ngày để dự phòng nguy cơ bị sỏi thận. Khuyên bệnh nhân tránh uống rượu (do đồ uống có cồn gây ức chế bài tiết tinh thể urat qua nước tiểu).
- Nếu phát hiện bệnh nhân có tăng nồng độ acid uric bài tiết qua nước tiểu, cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các thức ăn có chứa ít purin. Các nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao bao gồm: măng tây, các đồ uống có chứa caffein, nấm, rau bina (spinach), men rượu bia và các phủ tạng động vật như gan, thận.
Sưu tầm.