Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp giảm axit uric trong máu. Vậy người bị gút cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để kiểm soát chỉ số axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gút tái phát hiệu quả? Nếu đang có băn khoăn về vấn đề này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau. 

Axit uric máu là gì? Nguyên nhân tăng axit uric máu là do đâu?

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Thông thường, axit uric được lọc qua thận và đào thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu (80%) và qua quá trình toát mồ hôi (20%). Khi lượng axit uric máu cao trên 70 mg/l (420μmol/l) với nam và trên 60 mg/l (360μmol/l) với nữ thì chứng tỏ, bạn đang bị tăng axit uric máu và khả năng mắc gút sẽ rất cao. 

 Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể

Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi axit uric quá nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ khiến chúng bị giữ lại trong máu và lắng đọng tại các mô, khớp, từ đó gây ra cơn đau gút. Ngoài ra, khi axit uric lắng đọng ở tim còn gây ra các bệnh về tim mạch, tích tụ tại thận gây sỏi thận, lắng đọng ở đường tiết niệu sẽ gây bệnh sỏi tiết niệu.

Ngoài ra, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dư thừa axit uric trong máu như:

- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.

- Uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt đóng chai.

- Trong gia đình có người thân mắc bệnh gút hoặc bị tăng axit uric máu.

- Mắc các bệnh như: Suy giáp, béo phì, bệnh vẩy nến, tiểu đường,…

- Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu purin  như: Gan, thịt đỏ, cá cơm, cá mòi, nấm,…

Những lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng axit uric trong máu

Theo chuyên gia, nếu đang bị gút hoặc các bệnh lý có liên quan tới tăng axit uric trong máu, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là chế độ ăn cho người bị tăng axit uric trong máu:

- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…

- Không ăn thực phẩm giàu chất béo vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải các chất của cơ thể và còn khiến cho axit uric bị lắng đọng lại, gây cơn đau gút. Những thực phẩm giàu chất béo gồm có: Mỡ, da động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán,…

 Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn đồ nhiều chất béo

Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn đồ nhiều chất béo

- Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga vì chúng chứa hàm lượng fructose cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống hai hoặc nhiều hơn 1 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85% so với người uống ít hơn.

- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu... người bị gút nên hạn chế sử dụng vì nó có thể làm tái phát cơn đau gút.

- Người bị gút nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, chỉ nên ăn tối đa 150g thịt mỗi ngày và không quá 3 bữa/tuần.

- Nên sử dụng các loại rau củ ít purin, nhiều chất xơ như: Bắp cải, xà lách, cà rốt, dưa chuột,… vì những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric.

- Nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày để quá trình đào thải axit uric trong máu ra ngoài được thực hiện dễ dàng hơn.

- Bổ sung nhiều hoa quả tươi vì chúng vừa tốt cho sức khỏe lại giúp giảm axit uric trong máu. Các loại hoa quả tốt cho người bị tăng axit uric máu có thể kể đến như: Quả anh đào, dứa, chanh, táo,…