Nội tạng động vật là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút. Loại thực phẩm này có chứa hàm lượng đạm purin cao nên dễ dàng khiến cho tình trạng acid uric trong máu tăng cao, từ đó khiến “cuộc tấn công” bệnh gút càng dễ phát sinh. Hơn thế, trong nội tạng động vật còn chứa nhiều chất độc hại, kí sinh trùng… nên càng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vì sao bệnh nhân gút không nên ăn nội tạng động vật?

Việc sử dụng nội tạng động vật để chế biến thành các món ăn là rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng chủ yếu vẫn là các nước Châu Á. Các món ăn được chế biến từ các loại nội tạng rất đa dạng như: gan, tim, lòng, lưỡi, não... Mặc dù nội tạng động vật có rất nhiều vitamin, khoáng chất nhưng cũng chứa rất nhiều đạm có nhân purin (ước tính trong 100g thực phẩm có trên 150 mg purin). Do đó, khi người bệnh gút ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn đến tái phát các cơn gút cấp. Đồng thời, trong gan và thận của động vật cũng có đầy đủ các chất độc được lọc từ cơ thể chúng như thủy ngân, chì, crom, selen… nên khi người bệnh gút tiêu thụ những loại thức ăn này đồng nghĩa với việc hấp thu thêm một lượng chất độc vào cơ thể từ đó tạo áp lực đào thải lên cho thận.

Như chúng ta đã biết, thận và bệnh gút có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi thận phải làm việc quá mức sẽ khiến cho việc đào thải acid uric bị kém đi làm cho bệnh gút trầm trọng hơn. Một đặc điểm chung của nội tạng động vật là chứa nhiều cholesterol xấu, nếu như ăn quá nhiều sẽ dễ dàng mắc các bệnh về tim mạch, béo phì hoặc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như bệnh gút, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường…

Chưa kể đến những nguy cơ bị nhiễm kí sinh trùng từ các loại thực phẩm này, bệnh dễ dàng mắc phải khi ăn nội tạng động vật là nhiễm giun sán, gây suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Trong ruột, dạ dày, tá tràng… của một số loại động vật được nuôi bằng nguồn nước bẩn có chứa vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn…

Vì vậy, qua các phân tích kể trên chúng tôi xin kết luận được rằng: Bên cạnh những hương vị thơm ngon của các món ăn chế biến từ nội tạng động vật cũng sẽ chứa rất nhiều mối nguy khác không chỉ riêng là căn bệnh gút đáng sợ.

Lên kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút hiệu quả

Để điều trị bệnh gút hiệu quả, bạn cần phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia để có một kế hoạch điều trị toàn diện. Điều này bao gồm hàng loạt các vấn đề như: hạ acid uric máu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao và giảm cân nếu cần thiết.

Hữu Quyền