Hạt tophi là triệu chứng và cũng là biến chứng điển hình của bệnh gút ở giai đoạn mạn tính. Khi hạt tophi bị vỡ, người bệnh cần nhanh chóng xử lý để vết loét không lan rộng và nhiễm trùng, gây biến chứng nguy hiểm. Nếu đang muốn tìm hiểu cách xử lý hạt tophi bị vỡ, đừng bỏ qua những lời khuyên của chuyên gia trong bài viết sau. Đặc biệt, đừng bổ qua xu hướng cải thiện mới từ thảo dược đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay.

Hạt tophi là gì?

Hạt tophi là những u cục xuất hiện dưới da ở giai đoạn gút mạn tính. Gút là tình trạng viêm khớp đặc trưng với cơn đau đớn tột cùng tại các khớp. Bệnh hình thành do nồng độ axit uric tăng quá mức cho phép. Axit uric lắng đọng trong cơ thể lâu ngày sẽ hình thành nên các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp và gây đau đớn.

81.jpg

Hình ảnh hạt tophi

Hạt tophi là tập hợp rất nhiều các tinh thể muối urat lắng đọng trong và xung quanh khớp của người bệnh. Những hạt này thường có màu trắng hoặc vàng. Vị trí dễ xuất hiện hạt tophi nhất là ở khớp ngón chân, khớp bàn chân, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,…

Nếu không kiểm soát tốt chỉ số axit uric, cơn đau gút sẽ tái phát thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi phát triển quá lớn, các hạt tophi sẽ bị vỡ, gây lở loét. Bình thường, hạt tophi không gây đau nhưng nếu vỡ ra sẽ khiến người bệnh khó chịu và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, ảnh hưởng tới xương khớp, gây tàn phế…

Cách xử lý hạt tophi bị vỡ

Vì là tình trạng nghiêm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên bạn không được chủ quan khi thấy hạt tophi bị vỡ mà cần tìm phương pháp xử lý đúng. Các chuyên gia khuyên khi nhận thấy hạt tophi bị vỡ, người bệnh cần nhanh chóng xử lý tốt để không gây nhiễm trùng, cụ thể:

- Vệ sinh sạch sẽ: Người bệnh cần rửa vùng da có hạt tophi bị vỡ bằng nước muối pha loãng, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn bôi vào vết thương. Nên dùng bông y tế và đeo găng tay khi thực hiện để tránh nhiễm trùng.

 Cần xử lý đúng cách khi hạt tophi bị vỡ

Cần xử lý đúng cách khi hạt tophi bị vỡ

- Băng vết thương: Sau khi đã sát khuẩn sạch sẽ, người bệnh dùng gạc y tế băng vùng da bị tổn thương để tránh vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, dễ gây nhiễm trùng và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Để chắc chắn, bạn có thể tới cơ sở y tế kiểm tra và có chỉ định phù hợp. Tùy từng trường hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc xem có cần phải mổ hạt tophi hay không.

Phòng ngừa và kiểm soát hạt tophi bằng cách nào?

Hạt tophi xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo bệnh gút đã chuyển sang giai đoạn nặng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính bởi vậy, người bị gút cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh cũng như ngăn chặn sự tiến triển của hạt tophi hiệu quả. Nếu đang bị gút và có hạt tophi, bạn cần chú ý:

- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric, nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. 

- Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam,...

- Người bị gút có hạt tophi nên ăn nhiều rau củ vì chúng chứa ít purin. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gút là: Rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh,...

 Người bị gút nên dùng dầu oliu

Người bị gút nên dùng dầu oliu

- Khi chế biến, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ,...

- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng axit uric trong gan, ngăn cản thận thải axit uric và khiến hạt tophi ngày càng phát triển nhanh hơn.