Việc điều trị bệnh gút nhằm mục đích giảm đau, giảm viêm và đưa nồng độ axit uric trong cơ thể về ngưỡng cho phép để tránh tái phát các cơn gút cấp cũng như bảo vệ chức năng gan thận. Để làm được điều đó, người bệnh cần phải hiểu và tuân thủ cách sử dụng thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh theo phác đồ chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh gút         

Tại sao chúng ta luôn đặt câu hỏi là “Bệnh gút – nên dùng thuốc gì?” Vấn đề này có thể được giải thích rằng việc điều trị bệnh gút đang gặp rất nhiều khó khăn không những ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Sử dụng thuốc đối với bệnh nhân gút cần phải cân nhắc và nên tuân theo từng giai đoạn bệnh cụ thể, nếu như sử dụng không đúng cách sẽ khiến bệnh nhân nhờn với các loại thuốc đặc hiệu trước đó. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải dùng tăng liều, hoặc phải phối hợp nhiều loại thuốc với nhau để đạt hiệu quả. Ngoài ra người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thuốc tây và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra biến chứng tổn thương các cơ quan: tiêu hóa, gan thận, cơ quan tạo máu,…

Cách sử dụng thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh gút

Đối với những người mắc hội chứng tăng axit uric máu

Với những đối tượng có nồng độ axit uric cao trong máu nhưng chưa kèm theo những dấu hiệu lâm sàng của cơn gút cấp thì việc dùng thuốc là chưa cần thiết. Ở giai đoạn này, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình là chủ yếu, việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng khi thực hiện các biện pháp trên lâu dài mà vẫn không mang lại kết quả tốt để hạn chế tác dụng không mong muốn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng các nhóm thuốc hạ axit uric như allopurinol kết hợp với uống nhiều nước để tăng chức năng lọc của thận và tăng đào thải axit uric ra ngoài.

Đối với bệnh nhân bị tấn công bởi cơn gút cấp tính

Khi người bệnh gút bị tấn công bởi các cơn đau cấp thì cần điều trị sớm các triệu chứng bằng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm như colchicin, NSAIDs. Khi các triệu chứng viêm cấp đã giảm thì nên dùng các loại thuốc giúp kiểm soát và ổn đinh nồng độ axit uric. Trong giai đoạn này, người bệnh gút cũng nên thực hiện tốt theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, luyện tập thể thao cũng như giữ cho mình một tâm lý thoải mái để tránh tái phát bệnh.

Đối với người bệnh gút bước sang giai đoạn mạn tính

Khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính thường kèm theo các hạt tophi dưới da, chức năng thận suy giảm, cũng như những biến chứng về xương khớp. Vì vậy, trong giai đoạn này việc dùng thuốc là hết sức chú ý để không làm trầm trọng thêm các biến chứng đó. Mục đích điều trị của bác sĩ ở giai đoạn này là giảm tần suất xuất hiện cơn gút cấp, giảm mức độ đau đớn quá mức cho người bệnh gút, giải quyết các biến chứng kèm theo để phục hồi sức khỏe cũng như các chức năng khác của người bệnh.

Phương pháp điều trị ở giai đoạn này là cắt cơn gút cấp bằng thuốc tây kết hợp với hỗ trợ điều trị bằng các bài thuốc đông y trong thời gian dài để hạn chế tác dụng phụ và biến chứng của bệnh gút có thể xảy ra.

Gia Bình