Gút là tình trạng viêm khớp phổ biến, đặc trưng với các biểu hiện đau, nóng, đỏ, sưng ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Trong tự nhiên, có rất nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh gút hiệu quả từ thảo dược. Vậy bạn đã biết tới cách chữa bệnh gút bằng quả dừa hiệu quả hay chưa? Nếu đang muốn tìm kiếm cho mình phương pháp kiểm soát bệnh gút hiệu quả, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Những nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao quá mức. Axit uric có sẵn trong cơ thể hoặc được tổng hợp do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin – một hợp chất sẽ phân hủy thành axit uric khi vào cơ thể. Các thực phẩm giàu purin có thể kể đến như: Thịt bò, thịt lợn, hải sản động vật,…

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn đau gút cấp, một số yếu tố chính thường được biết tới như:

- Giảm bài tiết axit uric: Giảm bài tiết axit uric là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gút. Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể của bạn bởi thận. Khi thận yếu, làm việc không hiệu quả sẽ khiến mức axit uric máu tăng lên.

- Tăng sản xuất axit uric: Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của việc tăng sản xuất axit uric vẫn chưa được biết rõ. Bệnh có thể được gây ra bởi sự bất thường của enzyme và có thể xảy ra trong các điều kiện bao gồm: Ung thư hạch, bệnh bạch cầu, chứng tan máu, thiếu máu, bệnh vẩy nến. Gút cũng có thể xảy ra như là một tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị, do bất thường di truyền, hoặc do béo phì.

- Chế độ ăn nhiều purin: Chế độ ăn nhiều purin có thể dẫn đến bệnh gút. Một số thực phẩm nhiều purin và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao, bao gồm: Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, cá, hải sản…

- Tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn tiềm ẩn nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.

- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

45.jpg

Ăn nhiều thịt đỏ có thể bị bệnh gút

Cách chữa bệnh gút bằng quả dừa

Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch).

Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương ở máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axit lactic (axit lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axit uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm).

Khi uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axit uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút! Để chữa bệnh gút bằng nước dừa, bạn có thể áp dụng các cách như sau:

Cách chữa bệnh gút bằng quả dừa và lá trầu không

Nguyên liệu: 100g lá trầu không; 1 quả dừa tươi;

Cách thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, cắt nhuyễn. Dừa tươi vạt nắp gáo. Chắt bớt nước trong trái dừa ra, sau đó cho lá trầu không đã cắt nhuyễn vào trong trái dừa. Đậy nắp dừa, ngâm trong 30 phút rồi chắt ra ly uống.

Tốt nhất, nên uống nước dừa lá trầu không trước khi ăn sáng. Sau đó, để cơ thể nghỉ ngơi khoảng 30 phút mới ăn sáng, như vậy, nước dừa sẽ được cơ thể hấp thụ hoàn toàn.

4.jpg

Chữa bệnh gút bằng quả dừa

Cách chữa bệnh gút bằng quả dừa và đậu đen

Chuẩn bị: 1 trái dừa tươi; 1 nắm đậu đen;

Cách làm: Bạn lấy đậu đen ngâm cho mềm. Dừa vạt nắp, để nước riêng ra một cái tô. Cho đậu đen vào quả dừa và thêm nước dừa vào. Lấy nắp dừa đậy lại. Tiếp theo, cho trái dừa vào hấp cách thủy 4 tiếng với lửa nhỏ liu riu.

Sau đó, dùng muỗng inox nạo cả cái dừa + đậu + nước dừa ăn hết. Nếu có điều kiện thời gian thì tuần nào cũng nên ăn 1 trái, còn không thì 3 tuần ăn 1 trái. Sau khi ăn 1 tuần đầu vẫn thấy con đau, bạn đừng vội nản nhưng sau đó tự nhiên hết đau lúc nào không biết.