Từ xa xưa, đông y đã biết cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam mang đến hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe. Ngày nay, nhận thấy những tác dụng phụ cho sức khỏe mà thuốc tây y để lại, nhiều người đang có xu hướng sử dụng thảo dược giúp kiểm soát bệnh gút. Vậy đâu là những cây thuốc nam chữa bệnh gút mang tới hiệu quả cao nhất? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!

Bệnh gút là gì?

Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính, hình thành do sự tăng cao quá mức của nồng độ axit uric trong máu, gây ra các cơn gút cấp. Axit uric là sản phẩm hình thành sau sự phân hủy của một hợp chất có tên gọi purin. Purin được tìm thấy trong tế bào của cơ thể và một số thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại khỏi cơ thể thông qua quá trình bài tiết nước tiểu.

Nồng độ axit uric trong máu có thể vượt quá giới hạn cho phép khi thận bị suy giảm chức năng hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều. Khi axit uric trong máu quá cao, chúng sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp và gây cơn đau gút.

Các nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao có thể kể đến như: Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh; Do sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ; Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường; Do di truyền;…

Cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam

Theo đông y, có rất nhiều cây thuốc nam giúp mang đến lợi ích cho người bị bệnh gút. Dưới đây là những cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam hiệu quả, dễ áp dụng:

Cây thổ phục linh

Từ xa xưa, các thầy thuốc đông y đã sử dụng thổ phục linh để chữa một số bệnh thường gặp như: Rôm sảy, viêm da cơ địa, đau bụng kinh, mụn nhọt, nước ăn chân,… Đặc biệt, thổ phục linh còn được biết đến với công dụng chữa bệnh gút rất hữu hiệu. 

Để sử dụng thổ phục linh cải thiện bệnh gút, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

- Chuẩn bị: 50g quả thổ phục linh, 100g thịt lợn.

- Cách làm: Lấy quả thổ phục linh rửa sạch. Thịt lợn làm sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn. Hầm thịt lợn cùng quả thổ phục linh trong khoảng 30 – 45 phút. Chia món thịt lợn hầm thổ phục linh thành 2 – 3 phần và ăn trong ngày.

Cây nhọ nồi

Nhọ nồi (cỏ mực) là một loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Trong cây nhọ nồi chứa Flavonoid – nhóm hoạt chất được chứng minh có hiệu quả trong việc chống viêm, giảm sưng tấy, thường được dùng để giảm cơn đau gút cấp.

Để điều trị bệnh gút, bạn có thể dùng nhọ nồi khô sắc với 6 bát nước, đun nhỏ lửa tới khi nước thuốc cạn còn 3 bát. Chia thuốc uống làm 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc này khi cơn đau gút đang xuất hiện sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Cây trạch tả

Theo đông y, trạch tả là một vị thuốc quý được dùng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, trong đó có axit uric. 

Để giảm axit uric, cải thiện bệnh gút từ cây trạch tả, bạn có thể áp dụng theo cách sau: Bạn lấy khoảng 10g trạch tả, loại bỏ sạch các tạp chất, rửa sạch rồi phơi khô. Sau khi phơi khô rồi thì cho vào nước đun sôi hãm trong khoảng 5 phút. Uống nước cây trạch tả đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy bệnh gút ít tái phát hơn.

Nhàu

Trong quả nhàu có chứa hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B1, C, E, axit folic, magie, phốt pho, chất khoáng… Những thành phần này giúp giảm viêm, đau nhức xương khớp do gút rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn lấy 100g quả nhàu non đem thái mỏng rồi sao cho thật vàng và để nguội tự nhiên, cho 1 lít rượu trắng vào và để ngâm trong khoảng 10 ngày. Bạn dùng rượu quả nhàu xoa bóp tại vùng xương khớp bị sưng viêm do gút sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể.

Làm sao để cải thiện bệnh gút hiệu quả?

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nên có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, bên cạnh việc áp dụng cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam như trên, người bị gút cần lưu ý:

- Không ăn thực phẩm giàu purin: Các thực phẩm cần hạn chế là nội tạng động vật như: Gan, lòng, cật, tim, tiết; Thịt đỏ như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê,… Ngoài ra, bạn cũng cần tránh một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như: Nấm, măng tây,...

- Uống nhiều nước: Người bị bệnh gút nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra khỏi cơ thể.

- Không sử dụng rượu, bia: Rượu khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric, còn bia chứa hàm lượng purin cao sẽ khiến chỉ số axit uric trong máu tăng nhanh. Chính vì vậy, người bị gút nên hạn chế sử dụng rượu, bia để kiểm soát bệnh tốt hơn.

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gút tái phát.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.