Hiện nay, khi xác định bệnh gút chủ yếu dựa vào 2 tiêu chuẩn chẩn đoán là Bennet – Wood và ILAR – Omeract. Tuy nhiên, ở nước ta thường áp dụng tiêu chuẩn Bennet – Wood vì dễ nhớ và phù hợp với điều kiện xét nghiệm y tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về thông tin của 2 tiêu chuẩn này.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút:

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút theo Bennet - Wood (1968):  độ nhạy 70% và độ đặc hiệu 82,7%.

Đây là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi ở nước ta vì dễ nhớ và phù hợp với điều kiện chưa trang bị đủ các trang thiết bị hiện đại để xét nghiệm. Và chẩn đoán xác định một người mắc bênh gút khi có tiêu chuẩn 1 hoặc tối thiểu 2 yếu tố của tiêu chuẩn 2 sau đây:

1. Tìm thấy có sự xuất hiện của các tinh thể axit uric trong dịch khớp đang viêm cấp hoặc có sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong các tổ chức: hạt tophi, thận.

2. Hoặc có tối thiểu 2 trong số các đặc điểm sau:

- Có tiền sử mắc bệnh gút.

- Có trên 2 đợt sưng đau cấp ở một khớp, bắt đầu các cơn đau này một cách dữ dội, đột ngột và sau đó hoàn biến mất trong vòng 2 tuần.

- Có một đợt viêm cấp ở khớp bàn ngón chân cái và đáp ứng tiêu chuẩn 1.

- Có hạt tophi xuất hiện dưới da ở các vị trí như: vành tai, quanh khớp.

- Đáp ứng tốt với colchicin trong vòng 48h.

24.jpg

Hạt tophi dưới da

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút của ILAR và Omeract (2000): độ nhạy 70% và độ đặc hiệu 78,8%.

1. Có tinh thể muối urat đặc trưng trong dịch khớp.

2. Các hạt tophi được xác định có chứa các tinh thể muối urat bằng các phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi.

3. Hoặc có 6/12 các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm x-quang sau:

- Viêm tại vị trí các khớp tiến triển tối đa trong 1 ngày.

- Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.

- Viêm khớp ở một khớp.

- Đỏ ở vùng khớp viêm.

- Sưng, đau ở khớp bàn ngón chân cái.

- Viêm khớp 1 bên ở khớp bàn ngón chân cái.

- Viêm khớp cổ chân một bên.

- Nhìn thấy các hạt tophi.

- Tăng axit uric máu (nam > 420 µmol/l, nữ > 360 µmol/l).

- Sưng đau khớp không đối xứng.

- Nang dưới vỏ xương và khi chụp x-quang không có hình khuyết xương.

- Nuôi cấy vi khuẩn dịch khớp có kết quả âm tính.

Những lưu ý trước khi đi xét nghiệm axit uric máu để chẩn đoán bệnh gút

Với cả 2 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút trên đều bao gồm những đặc điểm có thể nhìn thấy bên ngoài và những yếu tố cần phải qua xét nghiệm mà đặc biệt nhất vẫn là xét nghiệm sinh hóa axit uric máu. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm này, vì vậy để có kết quả chẩn đoán chính xác người bệnh cần phải có những lưu ý sau:

Các đối tượng cần làm xét nghiệm sinh hóa axit uric máu: để chẩn đoán bệnh gút, nghi ngờ mắc bệnh sỏi thận, đánh giá tác dụng phụ của các thuốc hạ axit uric máu, ngoài ra còn giúp bác sĩ kiểm tra được nồng độ axit uric máu ở bệnh nhân ưng thư đang trị liệu bằng phương pháp xạ trị, hóa trị.

Khi làm xét nghiệm sinh hóa máu, bạn có thể ăn uống bình thường trước xét nghiệm từ 4-8h, nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang dùng, vì có một số loại thuốc có khả năng làm thay đổi chỉ số axit uric máu như: thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc điều trị lao…

51.jpg

Thuốc điều trị gout

Mặc dù bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên, bạn không nên ăn các thức ăn giàu đạm như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, uống rượu bia… trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm vì những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ axit uric máu trong cơ thể.