Sử dụng loại thuốc nào để cắt cơn đau gout hiệu quả, an toàn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo chuyên gia, hiện nay, song song với các loại thuốc điều trị điển hình, nhiều người đang tin tưởng sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược để giảm đau gout hiệu quả hơn. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội cho người mắc. Bệnh xảy ra khi chỉ số acid uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ). Thông thường, acid uric hòa tan trong máu và được thận đào thải ra ngoài qua nước tiểu. 

Những yếu tố khiến chỉ số acid uric trong máu tăng cao phải kể đến như: Sử dụng sản phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản; Uống nhiều rượu, bia, nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài.

 Bệnh gút hình thành do chỉ số axit uric máu cao

Bệnh gout hình thành do chỉ số acid uric máu tăng cao

Bên cạnh những nguyên nhân thường được biết tới như trên, các chuyên gia xác định yếu tố sâu xa gây bệnh gout là do:

- Do rối loạn chuyển hóa: Acid uric là nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau gout. Đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên khi cơ thể phân hủy hợp chất có tên là purin. Purin thường có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Quá trình chuyển hóa acid uric diễn ra chủ yếu ở gan, một số ít ở ruột dưới tác dụng của nhiều enzyme như: Xanthine oxidase, nucleotidase... Khi bị rối loạn chuyển hóa, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid uric hơn và gây ra cơn đau gout.

 Rối loạn chuyển hóa acid uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout

Rối loạn chuyển hóa acid uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout

- Do chức năng gan, thận suy giảm: Gan là cơ quan có nhiệm vụ chuyển hóa acid uric, còn thận giúp bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Khi gan, thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến acid uric trong máu không được loại khỏi cơ thể một cách hiệu quả, lâu dần sẽ kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây ra cơn đau gout.

Các thuốc cắt cơn đau gout thường được sử dụng

Khi cơn đau gout xuất hiện, người mắc sẽ nhận thấy có cơn đau dữ dội tại khớp. Trong trường hợp như vậy, việc điều trị gout cấp là cần thiết. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng nhất:

- Thuốc colchicin: Thuốc colchicin được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị cơn gout cấp tính. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm sưng và giảm sự tích tụ các tinh thể acid uric gây đau ở các khớp bị ảnh hưởng. Đây là loại thuốc cắt cơn đau gout điển hình, được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận...

 Thuốc colchicin giúp giảm đau gout cấp

Thuốc colchicin giúp giảm đau gout cấp

- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Thuốc kháng viêm không chứa steroid là loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm, có hoặc không có hạ sốt, không có steroid trong cấu trúc (khác với nhóm kháng viêm corticosteroid có tác dụng phụ giữ muối, nước). Một số thuốc kháng viêm không steroid thường gặp là aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt do bệnh gout gây ra. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc với liều lượng cao sẽ dẫn đến một số phản ứng phụ như: Viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận,…

- Thuốc corticoid: Nhóm corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm dị ứng, đồng thời ức chế miễn dịch, theo đó, nhóm thuốc này được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh gout. Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại cho sức khỏe như: Giảm sức đề kháng của người bệnh, dễ mắc một số bệnh nguy hiểm như: Huyết áp thấp, tiểu đường, tim mạch,… Bởi vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.