Bị bệnh gút có nên chườm đá không là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo chuyên gia, gút là bệnh mạn tính, gây đau đớn dữ dội tại khớp. Mỗi khi cơn đau gút xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vô cùng, thậm chí không thể đi lại được. Vậy khi bị đau gút có nên chường đá để giảm đau không? Nếu đang có băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây cơn đau gút là gì?

Gút là bệnh lý viêm khớp mạn tính gây nhiều đau đớn cho người mắc. Nguyên nhân trực tiếp hình thành bệnh gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (trên 420 µmol/l với nam và vượt ngưỡng 360 µmol/l với nữ).

Nguyên nhân khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao và gây cơn đau bệnh gút có thể kể đến như: Do chế độ ăn thiếu lành mạnh; Bị thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài,…

64.jpg

Sử dụng thuốc điều trị bệnh nền

Tuy nhiên, các chuyên gia xác định, nguyên nhân sâu xa gây bệnh gút là do:

- Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn: Khi bị rối loạn chuyển hóa, cụ thể là chuyển hóa đạm sẽ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều purin hoặc do ăn lượng lớn thực phẩm giàu đạm sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể nhiều hơn.

- Chức năng thận suy giảm: Thận là cơ quan bài tiết có nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến axit uric không được đào thải một cách hiệu quả mà tích tụ trong máu, lâu dần hình thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại khớp và gây ra cơn đau gút.

Bị bệnh gút có nên chườm đá không?

Theo chuyên gia, việc dùng những túi đá để chườm tại các khớp bị viêm do bệnh gút sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau của người bệnh gút. Để khẳng định ý kiến này, các bác sĩ tại Đại học Y New Jersey (Mỹ) đã chọn ra 19 bệnh nhân bị viêm khớp cấp do gút khi mới xuất hiện những biểu hiện đầu tiên.

Tất cả họ đều được dùng thuốc chống gút đặc hiệu là colchicine và thuốc chống viêm prednisone. Ngoài ra, 10 người trong số này còn được chườm túi lạnh ở vùng khớp bị đau trong 30 phút, 4 lần mỗi ngày. Bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 tuần.

Kết quả cho thấy, việc dùng những túi đá để chườm tại các khớp bị viêm do bệnh gút sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau của người bệnh. Ở nhóm được chườm lạnh, dấu hiệu đau giảm đáng kể, chứng phù nề, ứ nước cũng giảm ít nhiều. Ngoài ra, những người được chườm đá ít bị các cơn gút nặng so với người không chườm lạnh.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, việc chườm đá vào khớp khi cơn đau gút xuất hiện là phương pháp giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Làm sao để kiểm soát bệnh gút?

Ngoài phương pháp chườm đá, để kiểm soát bệnh gút tốt hơn, phòng ngừa cơn đau tái phát, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

- Hạn chế tối đa thực phẩm có lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....) vì những thực phẩm này dễ làm tăng axit uric máu và gây cơn đau gút.

47.jpg

Không ăn thịt đỏ

- Tránh sử dụng các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng chỉ số axit uric trong máu và không có lợi cho người bị gút.

- Hạn chế uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận đào thải chất này ra khỏi cơ thể.

- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Cherry, dâu tây, cải bẹ xanh dứa…

- Nên thay thế các loại mỡ động vật bằng dầu thực vật như: Dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng.... để giảm bớt lượng chất béo.