Bệnh gút là bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp, bệnh gây tổn thương các khớp xương ngay từ khi khởi phát. Do đó, việc vận động tập luyện cũng như một chế độ sinh hoạt hợp lý là vô cùng cần thiết để giúp bệnh nhân gút cải thiện được chức năng vận động, giảm thiếu các biến chứng do bệnh gút gây ra.
Bệnh gút nên vận động thế nào cho hợp lý?
Không nên vận động và hoạt động quá mạnh hay kéo dài vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp, ảnh hưởng không tốt đến xương khớp bị tổn thương. Chế độ sinh hoạt điều độ, lai động nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất (làm việc quá mức, chấn thương…). cần tập thể dục, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, luyện tập các bài tập vừa rèn luyện sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giúp giảm cân hiệu quả và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Song cần được nghỉ ngơi hợp lý và ngừng tập trong giai đoạn tái phát các cơn gút cấp.
Bệnh nhân gút nên tham gia các môn thể thao nào?
Thể thao nói chung giúp con người tăng cường sức khỏe, sức để kháng, đẩy lùi bệnh tật. Đây là điều kỳ diệu mà thể thao mang lại cho con người, chúng giúp ta cân bằng lại trạng thái khỏe mạnh cho cơ thể. Để chuẩn bị cho tập luyện, bạn nên đến tư vấn bác sĩ về những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
- Đi bộ: Đi bộ là môn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6 km, cơ thể sẽ “đốt cháy” khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6 km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5 kg sau 3 tuần. Đặc biệt, môn này có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Ở những người năng hoạt động (vừa với sức mình), nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động. Trong số đàn ông không tập thể dục, có đến 60% bị cao huyết áp. Đi bộ xường xuyên với cường độ tăng dẫn giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng hồi phục của các khớp xương.
-Yoga: trong trường hợp gout chưa ảnh hưởng đến những khớp chịu lực chính trên cơ thể như khớp háng, đốt sống, vai gáy thì người bệnh có thể tập được những động tác uốn dẻo toàn thân để phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp.
- Tập gym giảm cân: giảm cân giúp hạn chế trọng lượng cơ thể đè lên các khớp, giúp tăng cường lưu thông máu và bôi trơn khớp, hạn chế các acid uric tiếp tục lắng đọng ở khớp. Việc tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.
- Bơi lội: trong trường hợp khớp đã bị biến dạng do dính khớp, người bệnh nên vận động theo tư thế thẳng như bơi lội nhằm tránh gây vỡ hoặc tổn thương khớp
Như vậy, bệnh nhân bị bệnh xương khớp nói chung và bệnh nhân gút nói riêng cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học, có tham khảo tư vấn của các bác sĩ để lựa chọn môn thể thao và phương pháp tập luyện cho phù hợp. Việc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi sức dẻo dai của xương khớp, và ngăn chặn được các biến chứng của bệnh trên khớp xương.
Bông tuyết.