Bệnh Gút (Gout - Thống Phong) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người - đã hơn 2000 năm. Bênh Gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bênh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xunh quanh các mô.
Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh Gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Gút trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gút.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút :
Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ.
- Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái
- Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)
- Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%)
Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...)
Nguyên nhân gây bệnh gút :
Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.
Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:
- Sử dụng nhiều thức uống có cồn.
- Đồ uống có hàm lượng đường cao.
- Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).
Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số thực phẩm giàu Purine mà mọi người vẫn tin là nguyên nhân của gút như: đậu hà lan, rau chân vịt, rau lăng, protein tổng hợp trong thực tế thì không có ảnh hưởng gì.
axit uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin - có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường axit uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều axit uric hoặc thải axit ra quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gút, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể axit uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.
Yếu tố nguy cơ bệnh gút :
Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng nguy cơ bệnh Gút :
- Lối sống: thường nhất là uống nhiều cồn, đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gút.
- Một số bệnh lý và thuốc: một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng axit uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thưlàm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
- Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh Gút có tiền sử gia đình bệnh này.
- Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ axit uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinhlại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
Biến chứng bệnh gút
Một số bệnh nhân bị Gút tiến triển đến viêm khớp mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận.
Điều trị bệnh gút
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gút cấp tính. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu dùng để điều trị bệnh gút kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày tá tràng.
Trường hợp bạn bị cơn Gut cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng axit uric trong máu của bạn.
Phòng ngừa bệnh gút
Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gút. Nếu bạn bị bệnh Gút, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zylopric) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất axit uric. Việc duy trì nồng độ axit uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gút lâu dài và hiệu quả nhất.
Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh gút
Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :
- Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy càng làm tăng axit uric máu.
- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,...các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
- Giới hạn hoặc tránh rượu. Nếu bạn đang bị bệnh Gút, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết axit uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ.
- Uống nhiều nước (đảm bảo khoảng 2-3 lít nước/ ngày), hoặc uống thêm nước khoáng chứa kiềm (nước sô đa).