Trong quá trình trị bệnh gút, việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng đóng vai trò tương tự như liều lượng thuốc cần dùng nhằm cải thiện tình trạng bệnh, ngăn chặn tái phát và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Chế độ ăn uống

- Kiêng các thực phẩm giàu đạm giàu purin như: hải sản; những loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt dê,…); phủ tạng động vật,… Cần giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: thịt lợn, gà, vịt, cá và các loại đậu hạt. Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật; thức ăn chiên, quay; thực phẩm chế biến như mì tôm, đồ ăn nhanh,...

- Không nên ăn măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

- Kiêng uống rượu bia, thuốc lá, hạn chế đồ uống có ga hay nước uống ngọt nhiều đường.

- Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,… để giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric trong máu.

- Uống nhiều nước (tối thiểu 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày), đặc biệt nên uống nước khoáng kiềm như nước sô đa để giúp tăng đào thải axit uric.

Mặc dù, để tránh tăng nồng độ axit uric trong máu, những người mắc gút cần thực hiện một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý: người bệnh vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân trong quá trình điều trị.

Tập luyện dự phòng bệnh tái phát

- Trong cơn đau, bệnh nhân gút nên để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm giải phóng các tinh thể muối urat vào trong khớp nhiều hơn khiến khớp bị sưng đau tăng lên. Tốt nhất, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, bất động khớp bằng nẹp thì sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

- Ngoài cơn đau, những người mắc gút cần có chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người bệnh cần tập luyện hàng ngày, vừa sức và duy trì cân nặng ở mức hợp lý; giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh; luôn giữ tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng tinh thần (do căng thẳng tinh thần là một trong những yếu tố gây phát cơn gút cấp); nên ngâm chân nước ấm vào mỗi buổi tối nhưng không dùng nước quá nóng.

Dùng sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả

Trong điều trị và chữa bệnh gút, các bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc colchicin, thuốc làm giảm nồng độ axit uric máu (allopurinol),… Mặc dù, các loại thuốc này giúp giảm viêm, giảm đau nhanh nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, sỏi thận, suy thận,…