Mức độ acid uric 520 micromol/lít là đã vượt quá ngưỡng bình thường. Với chỉ số này, người bệnh có thể đã nhận thấy triệu chứng sưng, đau ở khớp ngón chân và được chẩn đoán bị bệnh gout. Hiện nay, nhiều người đang tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược để giảm acid uric máu, kiểm soát bệnh gout hiệu quả. 

Chỉ số acid uric là gì?

Acid uric thực chất là một sản phẩm được cơ thể sản xuất trong quá trình phân hủy purin. Acid uric trong máu cao dễ gây bệnh gout và các bệnh đi kèm khác như: Sỏi thận, suy thận,... Những yếu tố khiến acid uric máu tăng cao có thể kể tới như:

- Rối loạn chuyển hóa: Acid uric tăng cao chủ yếu là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin. Purin là hợp chất có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm chúng ta vẫn ăn hàng ngày như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn.

- Do chức năng thận suy giảm: Thận là cơ quan giúp đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, trong đó có acid. Khi chức năng thận kém sẽ khiến acid uric không được loại khỏi cơ thể một cách hiệu quả mà tích tụ trong máu và gây cơn đau gout.

- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc gout thì bạn cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

- Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric máu tăng cao.

- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gout thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

Acid uric máu cao dễ gây bệnh gì?

Khi có chỉ số acid uric tăng cao, bạn cần cẩn trọng vì nó có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những bệnh có liên quan tới tình trạng tăng acid uric máu:

- Bệnh gout: Gout là bệnh mạn tính gây đau tại khớp ở ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác như: Đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và các khớp tay (Bàn tay, cổ tay, khuỷu tay)...

- Bệnh về thận: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi tiết niệu, sỏi thận, thậm chí là suy thận.

- Tăng huyết áp: Nồng độ acid uric huyết thanh cao có thể thúc đẩy tăng huyết áp. Người ta thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp bị tăng acid uric máu chiếm từ 25 - 60%. 

- Bệnh đột quỵ: Tăng acid uric có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Nguyên nhân do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim.

- Ảnh hưởng tới khả năng tình dục: Theo các nhà khoa học, acid uric tăng còn gây yếu sinh lý ở nam giới. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, lượng acid uric quá cao sẽ khiến cho thận bị quá tải, độc tố lắng đọng, gây ra các bệnh về thận và làm ảnh hưởng tới chức năng tình dục.